Khai thác tiềm năng phát triển du lịc hở tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 46)

6. Bố cục của luận văn

1.4.2. Khai thác tiềm năng phát triển du lịc hở tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Quảng Ninh được ví như một Việt Nam thu nhỏ khi có biển, đảo, đồng bằng, trung du, đồi núi, biên giới. Quảng Ninh với những ưu thế về vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng cả về mặt tự nhiên và nhân văn.

Về mặt tự nhiên, Quảng Ninh là một trong ba trọng điểm của tam giác kinh tế: Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội. Quảng Ninh có diện tích đất liền trên 6.000 km2, vùng biển và hải đảo có địa hình độc đáo tập trung hơn 2.000 đảo ở các Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, các đảo Cát Bà, Tuần Châu, Cô Tô, Vân Đồn, đường ven biển trải dài hơn 250 km chia thành nhiều lớp với hàng chục bãi tắm như Trà Cổ (Móng Cái), Bãi Cháy... Du lịch sinh thái biển được chú trọng hàng đầu ở Quảng Ninh. Đặc biệt, Vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thế giới, cửa khẩu Móng Cái - nơi thông thương với Trung Quốc. Khí hậu Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm có nét riêng của vùng biển với một mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, một mùa đông lạnh khô và ít mưa. Hơn nữa, Quảng Ninh còn nằm trên vị trí địa lý thuận lợi với hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường biển, đường sắt và cảng hàng không. Thêm vào đó, nguồn tài nguyên khoáng sản than đá lớn đã đẩy mạnh sự phát triển của các nhà máy khai thác và nhiệt điện. Nguồn tài nguyên nước ngọt và nước khoáng phân bố khắp tỉnh. Từ đó, Quảng Ninh xác định du lịch biển trở thành ngành mũi nhọn của Tỉnh.

Về nhân văn, Quảng Ninh có 22 dân tộc anh em cùng sinh sống, cư trú thành những cộng đồng và có ngôn ngữ, có bản sắc dân tộc rõ nét và những nền văn hóa phong phú, đặc sắc, giàu truyền thống lịch sử, cách mạng như dân tộc Kinh, Dao,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tày… Con người và xã hội nơi đây là nơi hội tụ, giao thoa, tạo nên sự thống nhất trong đa dạng của nền văn minh Sông Hồng, là cái nôi của giai cấp công nhân Việt Nam, tập trung sức mạnh đoàn kết dân tộc. Nơi đây có chùa Yên Tử - trung tâm Phật giáo lớn của Việt Nam. Ngoài ra, Quảng Ninh còn có các di tích lịch sử văn hóa như Khu quần thể di tích lăng các vua Trần, thương cảng Vân Đồn, bãi cọc Bạch Đằng…

Những năm qua, ngân sách Tỉnh đã tập trung đầu tư vào các hạng mục cơ sở hạ tầng cho nhiều địa phương như Cô Tô, Vân Đồn, Móng Cái. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh cũng tham gia hoàn thiện dịch vụ du lịch như hệ thống nhà hàng, khách sạn… đáp ứng tối đa nhu cầu của khách du lịch. Đảng Bộ và nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã quyết tâm đưa ngành du lịch phát triển mạnh hơn. Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh về đổi mới, phát triển du lịch và quy hoạch phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2001 - 2020 với mục tiêu khai thác các lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên, cơ sở vật chất, các nguồn lực nhằm phát triển du lịch với tốc độ nhanh, đặc biệt chú trọng các loại hình du lịch tự nhiên và nhân văn.

Có thể nói, các hoạt động du lịch tại Quảng Ninh đã bước đầu phát huy được những tiềm năng, thế mạnh của Tỉnh nhà. Năm 2003 là năm phát triển đột biến của ngành du lịch Quảng Ninh, nhằm thực hiện một chiến dịch tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch với quy mô lớn ở trong và ngoài nước, với nhiệm vụ giới thiệu du lịch Quảng Ninh, thu hút khách du lịch, kêu gọi đầu tư phát triển du lịch. Trong năm 2013, tổng số khách du lịch đến với Quảng Ninh đạt hơn 7,5 triệu lượt, trong đó khách du lịch quốc tế chiếm 2,6 triệu lượt, khách cư trú đạt 3,4 triệu lượt, tổng doanh thu du lịch đạt 5.000 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2012. [10] Tuy nhiên, quy mô và chất lượng các loại hình du lịch ở Quảng Ninh chưa ngang tầm với tiềm năng, lợi thế đặc thù của địa phương. Hiệu quả kinh tế của du lịch còn khiêm tốn, chưa quảng bá được hình ảnh của địa phương một cách rộng rãi nhằm nhu hút du khách trong và ngoài nước. Nguyên nhân của tình trạng này là do những chính sách chưa nhạy bén, cơ sở vật chất du lịch yếu kém, sản phẩm du lịch nghèo nàn, đơn điệu, thiếu hấp dẫn.

Có thể nói, tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch cũng như các hoạt động khai thác tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt và tỉnh Quảng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ninh có những nét tương đồng và là những bài học kinh nghiệm đắt giá cho hoạt động khai thác tiềm năng và phát triển du lịch của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ. Sự “giàu có” về tài nguyên thiên nhiên, bề dày lịch sử, sự chú trọng đầu tư của Nhà nước trong hoạt động phát triển du lịch… là những giá trị đặc biệt mà mỗi địa phương đang sở hữu. Tuy nhiên, trong khi du lịch Đà Lạt, du lịch Quảng Ninh là những thị trường du lịch đang dẫn đầu cả nước về sự phát triển nhanh chóng trong việc thu hút khách du lịch và gia tăng doanh thu từ hoạt động này thì du lịch Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ, mặc dù đã được quan tâm phát triển từ lâu trong lịch sử những sự phát triển của hoạt động này lại chưa thực sự đạt được hiệu quả do cơ chế chính sách cũng như mức độ quan tâm của cấp chính quyền địa phương. Việc học hỏi, giao lưu, hợp tác chia sẻ kinh nghiệm trong nội bộ ngành du lịch Việt Nam là một trong những đòi hỏi tất yếu nhằm xây dựng sự phát triển chung của chính hoạt động này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 46)