Khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 78)

6. Bố cục của luận văn

3.2.6. Khoa học công nghệ

Các vấn đề về khoa học công nghệ thể hiện mức độ đầu tư và tạo ra sự thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch. Trong thời đại công nghệ hóa như hiện nay, khoa học công nghệ có vai trò quan trọng trong sự phát triển du lịch. Trên thực tế, để hiện đại hóa và gia tăng tính hiệu quả của việc khai thác tiềm năng phát triển du lịch của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, một loạt các dự án đầu tư và nâng cấp các trang thiết bị, cơ sở vật chất khoa học công nghệ tạo nên những hạng mục công trình cơ bản và có sức hấp dẫn khách du lịch. Hoạt động nâng cao khoa học công nghệ được thực hiện tại Khu di tích Đền Hùng bao gồm đầu tư trang thiết bị gồm: trang thiết bị công nghệ thông tin, thiết bị nghe, nhìn và các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn…; quản lý, sử dụng và lưu trữ các trang thiết bị và đào tạo, tập huấn sử dụng hiệu quả trang thiết bị… Khoa học công nghệ trong các hoạt động du lịch thể hiện tính đầu tư, tính chuyên nghiệp nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách du lịch. Thêm vào đó, yếu tố này cũng làm tăng khả năng phát triển, xây dựng, khai thác cơ sở hạ tầng, kiến trúc, nghiên cứu và bảo tồn các vấn đề liên quan đến văn hóa, lịch sử, kinh tế xã hội, từ đó, thúc đẩy sự phát triển của du lịch, tuy nhiên do kinh tế kém phát triển, nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp chủ yếu từ Tỉnh, Trung ương nên còn thiếu các công trình lớn đạt tiêu chuẩn chất lượng: hệ thống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, cảnh quan môi trường…

Theo kết quả của cuộc điều tra, chỉ có 32.5% nhận thấy tầm quan trọng của khoa học công nghệ trong khai thác tiềm năng và lợi thế du lịch tại địa phương. Giả thuyết được đưa ra từ kết quả thu được này là Khu di tích lịch sử Đền Hùng phát triển du lịch dựa trên nguồn tiềm năng tự nhiên, văn hóa và lịch sử có sẵn, khoa học công nghệ dường như mới chỉ đóng góp một phẩn làm ảnh hưởng tới các hoạt động khai thác này.

3.2.7. Nguồn lực lao động

Các hoạt động du lịch thực chất là sử dụng các nguồn lực có sẵn của địa phương khu du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch của du khách đến với nơi đây. Một trong những nguồn lực quan trọng có vai trò chủ chốt trong việc khai thác và phát triển du lịch nói đây là nguồn lực lao động.

Nguồn lao động tại Khu di tích Đền Hùng chủ yếu mang tính chất thuần nông. Phần lớn người dân nơi đây đều làm nông, trồng rừng và cây ăn quả. Đối với bộ phận người dân làm dịch vụ, qua quan sát thực tế thì những người dân nơi đây làm dịch vụ nhưng đa số họ vẫn làm nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa để lấy lương thực không trồng thêm các loại rau củ quả khác. Từ đó cho thấy nếp sống nông nghiệp vẫn ăn sâu trong suy nghĩ của họ. Những người dân vừa làm tiểu nông, vừa làm tiểu thương. Do đó, tư tưởng của cư dân nông nghiệp ảnh hưởng đến cách làm ăn manh mún, nhỏ lẻ. Họ vẫn chưa thoát ly hẳn đời sống tự nhiên, không cần giữ uy tín. Vì vậy, tình trạng chặt chém khách du lịch còn xảy ra. Chẳng hạn như các mặt hàng quà lưu niệm được nói giá rất cao để khách trả giá nên rất nhiều người phải mua đắt. Nhiều đồ ăn thức uống không hợp vệ sinh. Hầu hết những công việc buôn bán này đều mang tính tự phát, chưa được đào tạo. Hơn nữa, do hoạt động làm kinh tế chưa đem lại nguồn thu nhập đáp ứng nhu cầu cuộc sống của người dân, nên một bộ phận người dân thường khai thác rừng bừa bãi dẫn đến tình trạng suy thoái môi trường, ảnh hưởng đến quá trình phát triển du lịch sinh thái và cảnh quan thiên nhiên.

Trong những năm gần đây, nguồn nhân lực về du lịch đã được địa phương quan tâm. Năm 2000, lao động làm việc trực tiếp trong ngành là 375 người, năm 2012, là 2.250 người trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần phát triển du lịch trong đó hoạt động phần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lớn tại Khu di tích Đền Hùng. Tuy nhiên, tỷ lệ đào tạo đúng chuyên ngành du lịch chỉ chiếm 54,96%. Qua khảo sát điều tra, chỉ có 20% người dân nơi đây nhận thức được tầm quan trọng chất lượng của nguồn nhân lực. Chính vì vậy, tình trạng chặt chém, trèo kéo du khách, các dịch vụ kinh doanh du lịch nhỏ lẻ chưa được khắc phục.

Ngoài các yếu tố trên, hoạt động khai thác tiềm năng phát triển du lịch của Khu di tích lịch sử Đền Hùng còn chịu tác động của các yếu tố khác như: sự phát triển kinh tế - xã hội của các vùng lân cận, sự hợp tác với các điểm du lịch khác trong tỉnh và các địa phương khác…

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 78)