Liên kết hợp tác

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 43)

6. Bố cục của luận văn

1.3.7. Liên kết hợp tác

Trong bối cảnh hội nhập, các mối liên kết hợp tác sẽ tạo ra những nguồn lực mới để khai thác tốt tiềm năng và lợi thế. Liên kết hợp tác trong du lịch là sự kết hợp giữa các yếu tố giưa du lịch với các ngành khác giữa địa phương này với địa phương khác.

Hoạt động này phát triển dựa trên việc gắn kết các tiềm năng và lợi thế của chủ thể này với chủ thể khác, sự phát triển về không gian và thời gian nhằm thu hút và lưu giữ khách du lịch. Tuy nhiên, sự liên kết hợp tác không hiệu quả sẽ khiến cho địa phương, vùng, miền du lịch đó làm giảm lợi thế cạnh tranh vốn có.

Nhìn chung, sự phát triển của du lịch là sự tổng hòa của các yếu tố tác động. Các yếu tố này đan xen, hỗ trợ, tương tác lẫn nhau tạo nên những thành quả của du lịch. Việc xây dựng và phát triển các yếu tố này phải được dựa trên sự nhận diện đúng đắn về những tiềm năng sẵn có của địa phương, sự liên kết, phối hợp.

1.4. Kinh nghiệm về khai thác tiềm năng phát triển du lịch ở một số địa phƣơng

Như đã nói ở trên, các hoạt động du lịch đã ra đời từ rất lâu trong lịch sử loài người. Qua đó, việc khai thác tiềm năng phát triển du lịch cũng được đẩy mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nhiều quốc gia và khu vực nổi tiếng thế giới đã phát huy được những lợi thế vốn có của mình. Các quốc gia phát triển tiềm năng thiên nhiên có thể kể đến như Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia với những hòn đảo hoang sơ nhất thế giới; quốc gia với tiềm năng văn hóa - lịch sử như Malaysia với thánh đường Hồi giáo quốc gia; quốc gia với tiềm năng kiến trúc lịch sử như Ai Cập với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các Kim tự tháp…

Du lịch Việt Nam được phát triển dựa trên các nguồn tiềm năng và lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, di tích lịch sử văn hóa, những công trình kiến trúc… Dựa trên những chính sách định hướng của Đảng và Nhà nước, nhiều địa phương đã khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế du lịch địa phương và dần trở thành những điểm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước. Đà Lạt và Quảng Ninh là hai địa phương nổi bật về khai thác những thế mạnh vốn có này.

1.4.1. Khai thác tiềm năng phát triển du lịch ở thành phố Đà Lạt - Lâm Đồng

Đà Lạt là thành phố trung tâm hành chính - kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng. Đà Lạt cách các trung tâm kinh tế lớn của vùng và khu vực không xa, hướng Nam cách thành phố Hồ Chí Minh 300 Km, Biên Hòa 270 km, Vũng Tàu 340 km, hướng Đông cách cảnh biển Nha Trang 210 km. Lâm Đồng là một tỉnh miền núi Nam Tây Nguyên, độ cao trung bình từ 800-1500m so với mực nước biển. Các tuyến quốc lộ 20, 27, 28, 55 và các tỉnh lộ 721, 722, 723, 724 và 725 và đường Đông Trường Sơn nối liền Lâm Đồng với vùng Đông Nam bộ, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh thuộc Tây Nguyên và các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ. Cảng sân bay Liên Khương cách trung tâm thành phố Đà Lạt 28 km đạt tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng khai thác được các loại máy bay hàng không dân dụng tầm trung. Nơi đây là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc anh em, trong đó có các cộng đồng người dân tộc thiểu số như M‟nông, Mạ…. với những lễ hội đặc trưng. Người Đà Lạt có phong cách kín đáo, khoan thai, nhẹ nhàng, sâu lắng, tiêu biểu cho nét văn hóa Đà Lạt. Hơn nữa, Đà Lạt còn có các công trình kiến trúc đa dạng và ấn tượng khắc họa nên một nét đẹp riêng của nhân văn Lâm Đồng - Đà Lạt.

Đà Lạt có tiềm năng và thế mạnh về đất, rừng, khoáng sản, nước, sinh vật, văn hóa, xã hội và sản xuất nông nghiệp. Về tài nguyên đất, Lâm Đồng phát triển sản xuất nông nghiệp và các loại cây công nghiệp dài ngày trên tổng số 277.000 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp. Về tài nguyên rừng, Lâm Đồng có 587.000 ha rừng với độ che phủ 60,4% diện tích toàn tỉnh. Rừng nơi đây mang nét điển hình của thảm thực vật Việt Nam, rất đa dạng, có trên 400 loại gỗ, các loại lâm sản khác nhau. Về tài nguyên khoáng sản, Lâm Đồng có 30 loại khoáng sản thuộc 5 nhóm chính: kim loại, phi kim loại; đá quý - bán đá quý; đá ốp lát; nước khoáng, nước

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nóng và khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thường. Về tài nguyên nước, tỉnh Lâm Đồng nằm trên hệ thống sông Đồng Nai có nguồn nước phong phú, mạng lưới sông hồ dày đặc, có khả năng thủy điện lớn; các hồ lớn có tiềm năng khai thác du lịch như Hồ Xuân Hương... Về sinh vật, rừng là nơi lưu trữ nguồn gen động - thực vật cực kỳ quý hiếm. Tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái này đóng vai trò quan trọng trong cảnh quan du lịch, đặc biệt là rừng thông Đà Lạt.

Đà Lạt đã tận dụng lợi thế để phát triển mạnh mẽ ngành du lịch. Toàn tỉnh có 32 khu, điểm du lịch và hơn 60 điểm tham quan miễn phí đó là các danh thắng tự nhiên, các công trình kiến trúc cổ, cơ sở tôn giáo, làng nghề, làng dân tộc bản địa, khảo cổ… Đây là những cơ sở quan trọng phục vụ du lịch.

Nằm trên cao nguyên Lâm Viên, Đà Lạt là vùng đất hiếm có của khu vực Đông Nam Á có khí hậu ôn đới trong vùng nhiệt đới, thời tiết quanh năm mát mẻ ôn hòa. Từ lâu, nơi đây đã nổi tiếng là một trung tâm du lịch, là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Các loại hình du lịch tại Đà Lạt khá phong phú, đa dạng được phát triển từ tiềm năng tự nhiên như du lịch lữ hành - tham quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch thể thao, du lịch sinh thái, du lịch dưới tán rừng, du lịch vườn…

Đà Lạt hiện đang chủ trương đầu tư phát triển mạnh mẽ du lịch với cơ sở hạ tầng công nghệ cao. Chính quyền địa phương chú trọng thu hút đầu tư, cho thuê đất để xây dựng các loại hình du lịch sinh thái, du lịch dưới tán rừng…Hai khu du lịch Tuyền Lâm và Suối Vàng - Dankia đang được quy hoạch. Đà Lạt hiện có một sân gofl 18 lỗ đạt tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống nhà nghỉ, khách sạn có sức chứa trên 20.000 khách/ 1 ngày, trong đó có 20 khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế từ 1 đến 5 sao.

Thêm vào đó, nhằm phát triển tài nguyên nhân văn và bản sắc văn hóa, tỉnh Lâm Đồng đã đề ra phương hướng yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương tiếp tục triển khai học tập, quán triệt Nghị quyết 04-NQ/TU, ngày 10/5/2011 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về phát triển du lịch, dịch vụ giai đoạn 2011-2015, tăng cường hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành trong nước và quảng bá xúc tiến du lịch ra nước ngoài để thu hút khách quốc tế, xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch của Lâm Đồng. Hơn nữa, chính quyền địa phương cũng quan tâm hơn nữa đến việc bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo các di tích, trong đó có cả di tích lịch sử và thắng cảnh,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

kiến trúc… Lễ hội Cồng chiêng là một ví dụ đơn cử trong việc phát triển loại hình tiềm năng này.

Có thể nói, các hoạt động du lịch đã phát huy được phần nào những tiềm năng thế mạnh của Đà Lạt. Du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và là khâu đột phá của thành phố Đà Lạt nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng trong cơ cấu kinh tế. Những năm gần đây, thương hiệu du lịch Đà Lạt ngày càng được mở rộng và được định vị rõ nét.

1.4.2. Khai thác tiềm năng phát triển du lịch ở tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Quảng Ninh được ví như một Việt Nam thu nhỏ khi có biển, đảo, đồng bằng, trung du, đồi núi, biên giới. Quảng Ninh với những ưu thế về vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng cả về mặt tự nhiên và nhân văn.

Về mặt tự nhiên, Quảng Ninh là một trong ba trọng điểm của tam giác kinh tế: Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội. Quảng Ninh có diện tích đất liền trên 6.000 km2, vùng biển và hải đảo có địa hình độc đáo tập trung hơn 2.000 đảo ở các Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, các đảo Cát Bà, Tuần Châu, Cô Tô, Vân Đồn, đường ven biển trải dài hơn 250 km chia thành nhiều lớp với hàng chục bãi tắm như Trà Cổ (Móng Cái), Bãi Cháy... Du lịch sinh thái biển được chú trọng hàng đầu ở Quảng Ninh. Đặc biệt, Vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thế giới, cửa khẩu Móng Cái - nơi thông thương với Trung Quốc. Khí hậu Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm có nét riêng của vùng biển với một mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, một mùa đông lạnh khô và ít mưa. Hơn nữa, Quảng Ninh còn nằm trên vị trí địa lý thuận lợi với hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường biển, đường sắt và cảng hàng không. Thêm vào đó, nguồn tài nguyên khoáng sản than đá lớn đã đẩy mạnh sự phát triển của các nhà máy khai thác và nhiệt điện. Nguồn tài nguyên nước ngọt và nước khoáng phân bố khắp tỉnh. Từ đó, Quảng Ninh xác định du lịch biển trở thành ngành mũi nhọn của Tỉnh.

Về nhân văn, Quảng Ninh có 22 dân tộc anh em cùng sinh sống, cư trú thành những cộng đồng và có ngôn ngữ, có bản sắc dân tộc rõ nét và những nền văn hóa phong phú, đặc sắc, giàu truyền thống lịch sử, cách mạng như dân tộc Kinh, Dao,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tày… Con người và xã hội nơi đây là nơi hội tụ, giao thoa, tạo nên sự thống nhất trong đa dạng của nền văn minh Sông Hồng, là cái nôi của giai cấp công nhân Việt Nam, tập trung sức mạnh đoàn kết dân tộc. Nơi đây có chùa Yên Tử - trung tâm Phật giáo lớn của Việt Nam. Ngoài ra, Quảng Ninh còn có các di tích lịch sử văn hóa như Khu quần thể di tích lăng các vua Trần, thương cảng Vân Đồn, bãi cọc Bạch Đằng…

Những năm qua, ngân sách Tỉnh đã tập trung đầu tư vào các hạng mục cơ sở hạ tầng cho nhiều địa phương như Cô Tô, Vân Đồn, Móng Cái. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh cũng tham gia hoàn thiện dịch vụ du lịch như hệ thống nhà hàng, khách sạn… đáp ứng tối đa nhu cầu của khách du lịch. Đảng Bộ và nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã quyết tâm đưa ngành du lịch phát triển mạnh hơn. Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh về đổi mới, phát triển du lịch và quy hoạch phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2001 - 2020 với mục tiêu khai thác các lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên, cơ sở vật chất, các nguồn lực nhằm phát triển du lịch với tốc độ nhanh, đặc biệt chú trọng các loại hình du lịch tự nhiên và nhân văn.

Có thể nói, các hoạt động du lịch tại Quảng Ninh đã bước đầu phát huy được những tiềm năng, thế mạnh của Tỉnh nhà. Năm 2003 là năm phát triển đột biến của ngành du lịch Quảng Ninh, nhằm thực hiện một chiến dịch tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch với quy mô lớn ở trong và ngoài nước, với nhiệm vụ giới thiệu du lịch Quảng Ninh, thu hút khách du lịch, kêu gọi đầu tư phát triển du lịch. Trong năm 2013, tổng số khách du lịch đến với Quảng Ninh đạt hơn 7,5 triệu lượt, trong đó khách du lịch quốc tế chiếm 2,6 triệu lượt, khách cư trú đạt 3,4 triệu lượt, tổng doanh thu du lịch đạt 5.000 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2012. [10] Tuy nhiên, quy mô và chất lượng các loại hình du lịch ở Quảng Ninh chưa ngang tầm với tiềm năng, lợi thế đặc thù của địa phương. Hiệu quả kinh tế của du lịch còn khiêm tốn, chưa quảng bá được hình ảnh của địa phương một cách rộng rãi nhằm nhu hút du khách trong và ngoài nước. Nguyên nhân của tình trạng này là do những chính sách chưa nhạy bén, cơ sở vật chất du lịch yếu kém, sản phẩm du lịch nghèo nàn, đơn điệu, thiếu hấp dẫn.

Có thể nói, tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch cũng như các hoạt động khai thác tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt và tỉnh Quảng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ninh có những nét tương đồng và là những bài học kinh nghiệm đắt giá cho hoạt động khai thác tiềm năng và phát triển du lịch của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ. Sự “giàu có” về tài nguyên thiên nhiên, bề dày lịch sử, sự chú trọng đầu tư của Nhà nước trong hoạt động phát triển du lịch… là những giá trị đặc biệt mà mỗi địa phương đang sở hữu. Tuy nhiên, trong khi du lịch Đà Lạt, du lịch Quảng Ninh là những thị trường du lịch đang dẫn đầu cả nước về sự phát triển nhanh chóng trong việc thu hút khách du lịch và gia tăng doanh thu từ hoạt động này thì du lịch Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ, mặc dù đã được quan tâm phát triển từ lâu trong lịch sử những sự phát triển của hoạt động này lại chưa thực sự đạt được hiệu quả do cơ chế chính sách cũng như mức độ quan tâm của cấp chính quyền địa phương. Việc học hỏi, giao lưu, hợp tác chia sẻ kinh nghiệm trong nội bộ ngành du lịch Việt Nam là một trong những đòi hỏi tất yếu nhằm xây dựng sự phát triển chung của chính hoạt động này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết được mục tiêu và đáp ứng nội dung nghiên cứu của đề tài cần trả lời các câu hỏi sau:

-Tiềm năng phát triển du lịch của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ là gì?

-Thực trạng hiệu quả khai thác tiềm năng phát triển du lịch của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ như thế nào?

-Tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện khai thác tiềm năng phát triển du lịch của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ như thế nào?

-Những giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác tiềm năng phát triển du lịch của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 là gì?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận: sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp tiếp cận hệ thống.

- Các phương pháp nghiên cứu định tính: Kế thừa các công trình đã nghiên cứu, các báo cáo tổng kết hoạt động của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, phân tích những hoạt động du lịch được áp dụng tại đây. Quy hoạch và chính sách phát triển khu di tích lịch sử Đền Hùng của UBND tỉnh Phú Thọ và thành phố Việt Trì.

- Các phương pháp nghiên cứu định lượng: thông qua điều tra chọn mẫu và ý kiến của khách du lịch và của chuyên gia được sử dụng làm căn cứ nhằm xây dựng

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 43)