6. Bố cục của luận văn
1.2.4. Khai thác tiềm năng về phát triển du lịch
Dựa trên nhu cầu phát triển của xã hội và những cuộc nghiên cứu về tiềm năng và lợi thế về phát triển du lịch, các địa phương thực hiện các hoạt động khai thác tiềm năng về phát triển du lịch.
Trước hết, Khai thác là một từ chỉ hoạt động để thu lấy những sản vật có sẵn trong tự nhiên. Theo đó, khai thác tiềm năng về phát triển du lịch là hoạt động để thu lấy những sản vật có sẵn trong tự nhiên, văn hóa, lịch sử, xã hội, kinh tế... Mỗi địa phương có ưu thế về loại tiềm năng phát triển du lịch nào sẽ có những phương pháp khai thác tiềm năng về phát triển du lịch đó, đồng thời hình thức khai thác, nội dung khai thác và công cụ khai thác loại tiềm năng này cũng khác nhau. Ở đây chú trọng tập trung vào khai thác tiềm năng phát triển du lịch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
của một khu di tích lịch sử.
Như đã nói ở trên, khai thác phát triển du lịch là việc sử dụng các tài nguyên du lịch tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch, chương trình du lịch. Trên thực tế, tài nguyên du lịch là phương tiện tham gia trực tiếp vào việc hình thành nên các sản phẩm du lịch. Chẳng hạn như hình thức du lịch hướng về cội nguồn là loại hình du lịch điển hình của một khu di tích lịch sử. Tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả khai thác phục vụ hoạt động du lịch cao bấy nhiêu. Điều này tạo nên các chương trình du lịch phong phú, hấp dẫn. Có thể nói, chất lượng tài nguyên du lịch, công tác khai thác tài nguyên du lịch có hiệu quả sẽ là yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng sản phẩm du lịch và hiệu quả của hoạt động du lịch. Ở một khu di tích lịch sử, sự giàu truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc, sự phát triển mạnh mẽ của các lễ hội sẽ khơi dậy được tinh thần dân tộc, uống nước nhớ nguồn của nhân dân. Từ đó các hoạt động khai thác tài nguyên lịch sử du lịch này vừa tạo nên các sản phẩm du lịch hiệu quả, vừa phải bảo tồn văn hóa lịch sử dân tộc qua các công trình kiến trúc của khu di tích và giá trị văn hóa lịch sử của nó.
Hơn nữa, trong quá trình phát triển du lịch, do đặc điểm phân bố, khai thác tài nguyên du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch đã hình thành nên các điểm du lịch, tuyến du lịch. Điểm du lịch là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (ở khu di tích lịch sử tập trung tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hóa – lịch sử…) hay một loại công trình riêng biệt được khai thác phục vụ du lịch với quy mô nhỏ. Các điểm du lịch được nối với nhay bằng tuyến du lịch. Ở các trường hợp cụ thể, các tuyến du lịch có thể là tuyến nội vùng (á vùng, tiểu vùng, trung tâm) hoặc là tuyến liên vùng (giữa các vùng) phụ thuộc rất lớn vào quá trình khai thác tài nguyên du lịch. Các tuyến du lịch trong một khu di tích lịch sử có thể là các tuyến khai thác trung tâm khu di tích và các tuyến khai thác hệ sinh thái xung quanh khu di tích.
Đặc biệt, nguồn tài nguyên tương đối tập trung và được khai thác một cách hiệu quả sẽ tạo ra các khu du lịch hấp dẫn dù nguồn tài nguyên không thật đa dạng về loại hình. Chẳng hạn một khu di tích lịch sử có thể không thực sự bao gồm sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực nhưng lại giàu có và được phát huy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vào tài nguyên văn hóa lịch sử và đạt được sự hiệu quả từ hoạt động này. Trên lãnh thổ của một khu du lịch tập trung rất nhiều điểm du lịch. Thực chất khu du lịch là sự khai thác kết hợp của các điểm du lịch cùng loại hay khác loại có khả năng và sức thu hút khách du lịch.
Nhìn chung, khai thác tiềm năng về phát triển du lịch nói chung và khai thác tiềm năng về phát triển du lịch tại khu di tích nói riêng cần được tập trung khai thác một cách có hiệu quả, phát triển theo hướng bền vững. Việc tạo ra các sản phẩm du lịch này đòi hỏi các cách thức khai thác hiệu quả nguồn tiềm năng du lịch sẵn có của địa phương và sự tổng hợp của các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình khai thác tiềm năng phát triển du lịch.
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến khai thác tiềm năng phát triển du lịch
Như đã nói ở trên, du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh từ tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch.
Từ khái niệm này, du lịch chịu tác động của cả các chủ thể bên trong và chủ thể bên ngoài tạo nên du lịch.
1.3.1. Cơ chế quản lý
Cơ chế quản lý có vai trò quan trọng quy hoạch, quản lý và điều tiết các hoạt động du lịch. Quản lý phát triển du lịch không chỉ đơn thuần là quản lý về thị trường và sản phẩm du lịch mà còn quản lý cả về quy hoạch, quản lý về tài chính, quản lý về cơ sở hạ tầng, quản lý về văn hóa, xã hội. Quản lý phát triển du lịch có tính chất tổng hợp, đa ngành, do đó, quản lý phát triển du lịch là sự phối hợp, liên kết quản lý từ cấp trung ương, các bộ, ban ngành đến các cơ quan quản lý địa phương.
Tại Việt Nam, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 được Đảng và Chính phủ đề ra, các Bộ ban ngành hướng dẫn và các cơ quan quản lý địa phương lên kế hoạch và thực hiện. Cơ quan Trung ương quản lý, quy hoạch, điều chỉnh trực tiếp các hoạt động phát triển du lịch là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Ở cấp Tỉnh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh xây dựng quy hoạch chi tiết, chương trình hành động, kế hoạch thực hiện để quản lý phát triển du lịch văn hóa. Trong các vấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đề liên quan, bên cạnh các đơn vị trực thuộc sở, các phòng ban chuyên trách về du lịch văn hóa...còn có sự phối hợp với các Sở liên quan như Sở
... Mô hình quản lý tổng hợp là mô hình quản lý theo chiều dọc, vừa liên kết theo chiều ngang.
1.3.2. Hệ thống thể chế
Hệ thống pháp luật chính sách có những tác động trực tiếp đến phát triển du lịch. Các chính sách phát triển du lịch được đưa ra và vận hành một cách linh hoạt dựa trên mỗi hoàn cảnh kinh tế, chính trị xã hội khác nhau. Hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách ở Việt Nam đang gặp phải vấn đề khó và xuyên suốt trong quản lý phát triển du lịch. Hiện nay, văn bản pháp luật chi phối hoạt động du lịch là Luật Du lịch được Quốc hội ban hành năm 2005 đã bổ sung và hoàn thiện Pháp lệnh Du lịch trước đó. Từ đó, các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến Địa phương đưa ra các văn bản luật, văn bản hướng dẫn luật, tổ chức thực hiện… Tuy nhiên, khi đưa ra một cơ chế, chính sách mới thì phạm vi áp dụng trên toàn quốc và có tính chất lan tỏa. Khi áp dụng vào thực tiễn, các chính sách này gặp phải nhiều hạn chế với từng địa phương cụ thể. Chẳng hạn như chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư vào du lịch được xuất phát từ Trung ương, sau đó các tỉnh mới cụ thể hóa và đưa ra chính sách thu hút đầu tư đặc thù cho phù hợp với điều kiện tự nhiên và thực tiễn tại địa phương. Sự phát triển nhanh chóng của trình độ sản xuất và năng lực sản xuất khiến cho những cơ chế chính sách này không còn phù hợp với thực tế. Địa phương làm các văn bản kiến nghị sửa đổi, sau đó Trung ương lúc này nghiên cứu và ban hành những chính sách mới. Sự chậm chạp, thiếu linh hoạt trong cơ chế chính sách phần nào làm hạn chế sự phát triển của các hoạt động du lịch.
1.3.3. Hội nhập quốc tế
Dựa trên sự phát triển nhanh chóng của hội nhập quốc tế, ngành du lịch theo đó cũng tham gia vào tiến trình hội nhập. Hội nhập không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức đối với phát triển du lịch. Quản lý phát triển du lịch phải không ngừng nâng cao và phải đáp ứng được nhu cầu của du khách trong và ngoài nước.
Hội nhập quốc tế, trước hết, mang lại những cơ hội phát triển và nâng cao chất lượng của các hoạt động du lịch. Thị trường rộng lớn sẽ mang lại thuận lợi, khai thác tốt tiềm năng cho người lao động, việc làm, thu nhập, phát huy được tiềm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
năng du lịch quốc gia.
Mặc khác, để hội nhập quốc tế, du lịch trong nước phải cạnh tranh với du lịch quốc tế và khu vực. Quản lý không tốt sẽ làm mất lợi thế cạnh tranh của du lịch trong nước. Theo hướng đó, sản phẩm du lịch phải ngày càng đa dạng hơn, phong phú hơn, phát triển tốt cơ sở hạ tầng du lịch về quy mô, về chất lượng và về công nghệ cũng như các điều kiện về tiêu chuẩn chất lượng du lịch, tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm…
Để hoạt động du lịch phát triển tích cực trong bối cảnh hội nhập quốc tế, quản lý phát triển du lịch cần phấn đấu đưa các tiêu chí theo chuẩn quốc tế, phát huy được tiềm năng lợi thế so sánh của đất nước.
1.3.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội
Mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội với ngành du lịch là mối quan hệ tác động qua lại. Các điều kiện này có những tác động tích cực và tiêu cực đối với các hoạt động du lịch.
a. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố tác động trực tiếp đến mức độ hấp dẫn của sản phẩm du lịch văn hóa như vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, sông ngòi, tài nguyên… Đơn cử một ví dụ về tác động của khí hậu đến du lịch. Khí hậu tác động đến hầu hết các loại hình du lịch. Nếu như du lịch biển phải là vùng biển ấm và không phải là vùng mưa bão thì du lịch núi, thời tiết phải phù hợp như vùng lạnh có sương, có tuyết, hoặc vùng ấm không phải mùa mưa; du lịch lễ hội, mua sắm thường là mùa có thời tiết tốt trong năm. Khí hậu góp phần tạo nên tính thời vụ của du lịch, hình thành mùa du lịch, vùng đặc trưng du lịch. Hơn nữa, sự khác biệt khí hậu dẫn đến khác biệt về hệ sinh thái, do đó có vùng có thể phát triển các loại hình du lịch sinh thái, có vùng không thể phát triển được.
Ở Việt Nam, điều kiện tự nhiên đa dạng và phong phú là điều kiện để thúc đẩy hình thành những loại hình du lịch khác nhau. Về địa hình, nước ta có tiềm năng lớn về du lịch chủ yếu là địa hình Karst, địa hình bờ biển và địa hình hải đảo. Địa hình Karst chiếm khoảng 60.000 km2 tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn với hệ thống các hang động, núi đá vôi…Hơn nữa, Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, với 125 bãi tắm biển rất đẹp và thuận lợi cho khai thác du lịch mà nhiều quốc gia
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
không có được. Đặc biệt, vùng biển Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên đã được UNESCO hai lần công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới vào các năm 1994 và 2000. Thêm vào đó, Nước ta có hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có nhiều đảo có cảnh quan đẹp như Quan Lạn, Cô Tô (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Phú Quốc (Kiên Giang)… Về khí hậu, Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, theo vĩ tuyến và theo độ cao nên nước ta có hình thức du lịch của đới nóng và đới lạnh. Hơn nữa, Việt Nam còn có nhiều điểm nghỉ mát vùng núi mang dáng dấp ôn đới như những đô thị nhỏ ở châu Âu như: Sa Pa, Tam Đảo, Bạch Mã, Bà Nà Hills, Đà Lạt… Về thủy văn, nước trên mặt có giá trị cung cấp các loại hình du lịch đa dạng và phục vụ nhu cầu của các khu du lịch. Đặc biệt, mạng lưới sông ngòi ở đồng bằng sông Cửu Long, một vài sông khác như sông Hương, sông Hàn, sông Hồng…; hệ thống hồ như hồ Tây (Hà Nội), hồ Hòa Bình (Hòa Bình)… mang lại những tiềm năng hấp dẫn khách du lịch. Nước ta có khoảng hơn 400 nguồn nước khoáng tự nhiên như Kim Bôi (Hòa Bình), Quang Hanh (Quảng Ninh)… phục vụ loại hình du lịch chữa bệnh. Về hệ động thực vật, Việt Nam ở nơi gặp gỡ giữa luồng di cư động thực vật nên tài nguyên sinh vật rất phong phú. Nước ta hiện có 105 khu bảo tồn thiên nhiên, bao gồm 27 vườn quốc gia, 44 khu bảo tồn thiên nhiên và 34 khu rừng văn hóa, lịch sử, môi trường. Ngoài ra, Việt Nam còn sở hữu nhiều vùng tràm chim và sân chim, nhiều khu rừng quốc gia nổi tiếng với những bộ sưu tập phong phú về động thực vật nhiệt đới như: Vườn quốc gia Cúc Phương ở Ninh Bình, Vườn quốc gia Cát Bà ở Hải Phòng, Vườn quốc gia Côn Ðảo ở Bà Rịa-Vũng Tàu…
b. Điều kiện kinh tế
Sự phát triển kinh tế tác động làm cho du lịch phát triển. Ngược lại, du lịch phát triển đóng góp vào sự phát triển kinh tế. Do đó, điều kiện kinh tế có mối quan hệ qua lại và hỗ trợ với sự phát triển du lịch. Kinh tế phát triển, thu nhập của đân cư ngày càng tăng là điều kiện tiên quyết đến phát triển du lịch … trong các hoạt động du lịch đều cần đến các nguồn lực tài chính.
Ở Việt Nam, nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu đang chuyển sang nền kinh tế dịch vụ. Vốn đầu tư vào các hoạt động phát triển du lịch đang được thu hút một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch ở Việt Nam chưa xứng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
với tiềm năng của đất nước do nguồn lực tài chính còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, ngành du lịch đang trong thời kỳ quá độ, còn tồn tại nhiều khó khăn nên chưa thực sự đạt được mục tiêu thúc đẩy kinh tế phát triển.
c. Điều kiện văn hóa, xã hội
Điều kiện văn hóa xã hội mang tính chất địa phương hóa. Điều kiện này chịu ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý phát triển du lịch tại địa phương đó. Quản lý phát triển du lịch phải phù hợp với điều kiện văn hóa và xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, sự ủng hộ của người dân địa phương kết hợp với chính quyền địa phương sẽ hỗ trợ rất lớn cho các hoạt động quản lý phát triển du lịch.
Tại Việt Nam, sau khi Trung ương đưa ra các cơ chế, chính sách, các cơ quan địa phương lên kế hoạch và thực hiện theo các chủ trương đã đề ra phù hợp với tình hình văn hóa, xã hội ở địa phương, là một trong những yếu tố liên quan đến phát triển.
1.3.5. Tổ chức quản lý
Tổ chức quản lý có vai trò quan trọng đối với các hoạt động du lịch. Quản lý là quá trình thực hiện các tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý để phối hợp hoạt động của các cá nhân và tập thể nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra của tổ chức.
Tổ chức quản lý trong du lịch được thực hiện bởi các cơ quan Trung ương và