Mô hình quản lý ngành, chính quyền

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 69)

6. Bố cục của luận văn

3.2.1. Mô hình quản lý ngành, chính quyền

Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến khai thác tiềm năng phát triển du lịch của bất kỳ điểm khu lịch nào đều là mô hình quản lý ngành, chính quyền. Mô hình quản lý các hoạt động du lịch cũng được thực hiện một cách hiệu quả nhằm phát huy tiềm năng phát triển du lịch. Mô hình quản lý ngành, chính quyền của Khu di tích Đền Hùng là mô hình quản lý bao quát, thực hiện nhiều chức năng trên một bộ máy không ngừng phát triển cả về chuyên môn và số lượng.

* Bộ phận quản lý chung - Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng

Khu di tích lịch sử Đền Hùng được hình thành từ năm 1962, khi Bộ Văn hóa thông tin có Quyết định số 313/VHQĐ ngày 28 tháng 04 năm 1962 xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa Đền Hùng là di tích cấp quốc gia. Từ năm 1962 đến năm 1989 có 4 cơ quan đơn vị cùng quản lý, bảo vệ khai thác giá trị khu di tích lịch sử Đền Hùng là Ban quản lý Khu di tích Đền Hùng, Đội Lâm nghiệp Đền Hùng, Lâm Viên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đền Hùng, Cửa hàng dịch vụ Đền Hùng.

Ban Quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng được thành lập ngày 21 tháng 11 năm 1989 theo Quyết định số 801/QĐ-UB ngày 21 tháng 11 năm 1989 (theo Quyết định này 4 cơ quan quản lý và khai thác Đền Hùng được sát nhập lại thành Ban Quản lý Khu di tích Đền Hùng thuộc Sở Văn hóa thông tin Phú Thọ) là đơn vị quản lý trực tiếp khu di tích Đền Hùng. Sự sát nhập các cơ quan quản lý này tạo ra sự quản lý một cách đồng bộ, giúp định hướng chính xác sự phát triển trong tương lai của Khu di tích. Đến nay cơ cấu tổ chức của Khu di tích gồm có Ban lãnh đạo và 8 phòng ban chuyên môn.

Ban lãnh đạo của Khu di tích gồm có 1 giám đốc và 3 phó giám đốc. Các phòng ban chuyên môn gồm có:

-Phòng Tổ chức - Hành chính -Phòng Kế toán - Tài vụ -Phòng Quản lý Di tích - Bảo tàng -Phòng Quản lý Dịch vụ - Du lịch -Phòng Quản lý rừng -Phòng Bảo vệ

-Ban Quản lý Dự án đầu tư và xây dựng -Trung tâm Dịch vụ - Du lịch.

-Trung tâm dịch vụ môi trường và hạ tầng kỹ thuật.

Khu di tích có trên 400 cán bộ CNVC và người lao động với 152 biên chế HCSN trực thuộc 06 phòng chuyên môn, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, Trung tâm Dịch vụ - Du lịch Đền Hùng và Trung tâm dịch vụ môi trường và hạ tầng kỹ thuật. Trong đó: Trên đại học 03 cán bộ (01 Tiến sỹ và 13 Thạc sỹ); đại học: 58 cán bộ, trung cấp, cao đẳng: 82 cán bộ; công nhân kỹ thuật: 140 cán bộ... Ban quản lý khu di tích Đền Hùng quản lý rộng với diện tích hơn 1000 ha trên địa bàn của 7 xã, thuộc 3 đơn vị hành chính: huyện Lâm Thao, Phù Ninh và thành phố Việt Trì.

Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh và trực tiếp là Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ có sự kết hợp với thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao, huyện Phù Ninh và các xã vùng ven,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ban quản lý Khu di tích có nhiệm vụ nghiên cứu lịch sử về thời đại Hùng Vương và Di tích lịch sử Đền Hùng, tham gia tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Lễ hội Đền Hùng hàng năm theo kế hoạch của Tỉnh, các bộ ngành Trung ương; trồng mới, chăm sóc, tu bổ rừng Quốc gia Đền Hùng và bảo vệ hệ sinh thái theo hướng phát triển các cây bản địa; tổ chức, thực hiện các dự án xây dựng, tôn tại, tu bổ di tích và rừng quốc gia Đền Hùng trên cơ sở quy hoạch tổng thể và chi tiết được duyệt, phối hợp với các ban, ngành chức năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng mới, trùng tu, tôn tạo các công trình trong Khu di tích Đền Hùng và rừng Quốc gia Đền Hùng; tổ chức tiếp nhận các nguồn vốn Trung ương và địa phương, nguồn vật tư, công đức của các tổ chức, cá nhân đóng góp; phối hợp với các ngành liên quan bảo vệ và hướng dẫn các đoàn khách du lịch về thăm viếng Khu di tích, tổ chức, quản lý các hoạt động dịch vụ thương mại, du lịch đáp ứng nhu cầu ăn nghỉ, tham quan, tìm hiểu lịch sử thời đại Hùng Vương và hệ sinh thái rừng Quốc gia Đền Hùng theo quy định; và quản lý cán bộ, công chức, viên chức, tài chính, cơ sở vật chất theo quy định hiện hành.

Mô hình quản lý của khu di tích là mô hình quản lý đồng bộ theo chỉ đạo của các ban, ngành Trung ương và địa phương. Mô hình quản lý vừa quản lý theo chiều dọc, vừa liên kết theo chiều ngang là mô hình quán lý tổng hợp thúc đẩy sự phát triển của hoạt động khai thác tiềm năng du lịch nơi đây. Tuy nhiên, mô hình quản lý này còn dàn trải, nặng về lý thuyết, thực tế vẫn chưa giải quyết được các vấn đề đang tồn tại của Khu di tích. Hoạt động kết hợp với người dân địa phương trong việc quản lý, tổ chức trồng rừng và các loại cây bản địa khác là một ví dụ minh họa của vấn đề này. Theo Quyết định số 3332/QĐ-UBND ngày 02 tháng 10 năm 2002 của chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ "Về việc phê duyệt dự án khả thi đầu tư xây dựng khu rừng quốc gia Đền Hùng - tỉnh Phú Thọ" hiện nay đã và đang thực hiện trong đó có đầu tư trồng mới, chăm sóc rừng trồng và rừng nguyên sinh khu di tích lịch sử Đền Hùng trong 538 ha, gồm bảo vệ diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng hiện có, làm giàu rừng, phục hồi rừng và trồng mới các loại cây trồng trong khu vực Đền Hùng tổng mức đầu tư được phê duyệt là 107.413 triệu đồng, bình quân 1 ha cần đầu tư là 199,6 triệu đồng, trong đó riêng cây giống khoảng 50% là 99,8 triệu đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Một số bộ phận chức năng có vai trò quan trọng trong ngành du lịch, dịch vụ

Trong các phòng ban chức năng của khu di tích, Trung tâm dịch vụ - du lịch

là nơi trực tiếp quản lý và thực hiện các hoạt động du lịch. Nằm trong các trung tâm dịch vụ du lịch không thể không nhắc đến những người bán hàng trong các quầy hàng của trung tầm. Những quầy hàng này đa dạng về sản phẩm, bán đúng giá quy định của Ban quản lý. Bên cạnh đó còn có hệ thống các dịch vụ ăn uống. Trung tâm dịch vụ du lịch Đền Hùng đã xây dựng một số nhà hàng ăn uống, giải khát có thể phục vụ tới 1000 du khách. Các nhà hàng đều khang trang, sạch đẹp, đảm bảo vệ sinh. Đây là điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách. Khu di tích có khoảng trên 500 người trực tiếp phục vụ, từ những người bán hàng, thợ ảnh đến những cán bộ làm công tác quản lý.

Tuy nhiên, tính chuyên nghiệp trong quá trình tổ chức và thực hiện các hoạt động quản lý du lịch chưa đạt được hiệu quả. Công việc buôn bán của người dân ở đây chủ yếu mang tính tự phát. Khu di tích phát triển, người dân nhận thấy nhu cầu của khách du lịch cần những gì thì họ đăng ký làm dịch vụ. Ban quan lý ở đây chỉ quản lý họ về địa điểm, còn những vấn đề khách thì không thể quản lý được. Hơn nữa, quy mô hàng quán của người dân còn nhỏ. Chỉ có 1 số ít các cửa hàng đại lý có tính chuyên nghiệp cao trong việc phục vụ du khách. Tuy nhiên còn có số lượng lớn những người bán hàng ở Đền Hùng trong mùa lễ hội mà Ban quản lý không quản lý được. Trong những ngày lễ hội, lượng khách quá đông nên người dân tranh thủ bán hàng để tăng thêm thu nhập. Những mặt hàng thường thấy như vài chục nén hương, những túi đồ lưu niệm hay những bó tiền lẻ đi mời chào khách. Cách làm ăn này cho thấy sự manh mún và thiếu chuyên nghiệp.

Nhìn chung, mô hình quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng bước đầu đã đạt được hiệu quả trong công tác mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng các hoạt động của lịch của Khu du lịch. Mặc khác, những tồn tại như cơ chế quản lý còn dàn trải, thiếu tính chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn của đội ngũ quản lý chưa cao cũng đã làm hạn chế quá trình khai thác tiềm năng và lợi thế du lịch nơi đây. Mô hình quản lý ngành, chính quyền có ảnh hưởng lớn đến khai thác tiềm năng và lợi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thế phát triển du lịch. Kết quả điều tra cho thấy: tổng số phiếu nhận định yếu tố này ảnh hưởng “rất nhiều” và “nhiều” chiếm tỷ trọng cao chiếm 42% và 37.5%. Trong khi đó, số người nhận thấy có ảnh hưởng ít là 20.5% và không có ai trả lời không có ảnh hưởng.

3.2.2. Hệ thống thể chế

Hệ thống pháp luật Nghị định, Quyết định điều chỉnh các liên quan đến sự phát triển chung của Khu di tích bao gồm các yếu tố khác nhau như khoa học, khảo cổ học, lịch sử, du lịch… Do đặc thù của Khu di tích mang tính chất lịch sử quốc gia, là công trình liên quan đến lịch sử dân tộc, hệ thống thể chế liên quan đến Khu di tích được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Hệ thống pháp luật này được ban hành từ Trung ương, tỉnh, thành phố, huyện, ban quản lý Khu di tích.

Trước hết, hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động của Khu di tích được ban hành bởi các cơ quan Trung ương. Luật Du lịch được Quốc hội ban hành năm 2005 đã bổ sung và hoàn thiện Pháp lệnh Du lịch trước đó; Luật Di sản văn hóa được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2001 và Luật sử đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa được Quốc hội thông qua ngày 18 tháng 06 năm 2009 là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh các hoạt động của Khu di tích. Ngoài ra, một loạt các văn bản được Thủ tướng Chính phủ, các bộ liên quan ban hành nhằm quy hoạch phát triển cũng như điều chỉnh các hoạt động, trong đó của hoạt động du lịch của Khu di tích Đền Hùng. Quyết định số 313/VHQĐ ngày 28 tháng 04 năm 1962 của Bộ Văn hóa - thông tin là quyết định mang ý nghĩa lịch sử. Theo Quyết định này, Khu di tích lịch sử Đền Hùng là di tích lịch sử mang tầm cỡ quốc gia. Tiếp đó, Quyết định số 48/2004/QĐ- TTg ngày 30 tháng 03 năm 2004 của Thủ tướng chính phủ đã quy hoạch và mở rộng phát triển Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Sau Quyết định này, Khu di tích lịch sử Đền Hùng thuộc xã Hy Cương và được mở rộng ra các xã Chu Hóa, Thanh Đình, Kim Đức, Vân Phú (thành phố Việt Trì), Tiên Kiên (huyện Lâm Thao) và Phù Ninh (huyện Phù Ninh). Quyết định này đã một lần nữa khẳng định vai trò của Khu di tích đền Hùng đối với quốc gia, tỉnh, thành phố. Với quy mô quốc gia, Đền Hùng là đền thờ Tổ của cả nước và cộng đồng người Việt, nơi phát tích của dân tộc Việt Nam. Lễ hội Đền Hùng - Giỗ tổ Hùng Vương; Đền Hùng gắn liền với thành phố Việt Trì, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Phú Thọ và của vùng Tây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bắc, thành phố lễ hội trong tương lai; Đền Hùng nằm trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội, gắn liền với tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; và là khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của tỉnh và của vùng. [2] Ngoài ra, Khu di tích Đền Hùng hiện đang được khai thác và xây dựng theo Quyết định số 48/2004/QĐ-TTg ngày 30 thág 03 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch phát triển Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2015 [2]…

Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (trước là Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phú) là cơ quan quản lý nhà nước tiếp theo ban hành các văn bản pháp luật về Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Các văn bản có thể kể đến như Quyết định số 345/QĐ-UB ngày 02 tháng 04 năm 1994 và Quyết định số 1132/QĐ-UB ngày 18 tháng 08 năm 1994 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phú; Quyết định số 1199/1999/QĐ-UB ngày 28 tháng 05 năm 1999 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về việc ban hành quy định một số vấn đề về quản lý, bảo bệ khu di tích lịch sử Đền Hùng. Tiếp đó, Quyết định số 801/ QĐ-UB ngày 21 tháng 11 năm 1989 với sự sát nhập về mặt pháp lý bốn cơ quan quản lý Khu di tích tạo nên sự thống nhất về quản lý của Khu di tích…

Nhìn chung, hệ thống pháp luật được ban hành nhằm điều chỉnh các vấn đề liên quan đến xây dựng, phát triển và trùng tu Khu di tích lịch sử là không ít. Tuy nhiên, các văn bản này còn gặp phải nhiều vướng mắc, hiệu quả thực thi chưa cao. Các văn bản được ban hành sau tuy có sự tiến bộ hơn so với những văn bản pháp luật trước nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển một cách nhanh chóng của Khu di tích. Các văn bản chưa có sự tách bạch rõ ràng với các chính sách phát triển văn hóa và du lịch. Hơn nữa, các chính sách này còn chưa đa dạng và chưa bám sát vào tình hình thực tế. Ngoài ra, số lượng văn bản pháp luật quá nhiều, cùng điều chỉnh một hay một số vấn đề sẽ dẫn đễn sự chồng chéo, tạo ra áp lực và khó khăn khi đưa vào thực tế. Các hoạt động du lịch do đó chưa phát huy được tiềm năng và lợi thế của Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Khi được hỏi về mức độ quan trọng của hệ thống pháp luật đối với kha thác và phát triển du lịch, có đến 90% số người được hỏi cho rằng hệ thống pháp luật có vai trò rất quan trọng, 10% còn lại nhận thấy sự quan trọng của hệ thống pháp luật. Trên thực tế, hệ thống pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động phát triển du lịch của địa phương này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 69)