Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 56)

6. Bố cục của luận văn

2.2.3. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phương pháp phân tích lý thuyết là nhóm các phương pháp thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có và bằng các thao tác tư duy logic để rút ra các kết luận khoa học cần thiết.

Nhóm này bao gồm các phương pháp: Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết, Phương pháp mô hình hóa

2.2.3.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết a. Phương pháp phân tích lý thuyết

Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Hay nói cách khác, phương pháp phân tích lý thuyết là phương pháp phân tích lý thuyết thành những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ theo các điều kiện khác nhau để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết; từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu

Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến. Khi phân chia đối tượng nghiên cứu cần phải: Xác định tiêu thức để phân chia, Chọn điểm xuất phát để nghiên cứu, Xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tìm thuộc tính riêng và chung. Trong bài nghiên cứu, phương pháp này được sử dụng để bóc tách các yếu tố khác nhau cấu thành nên tiềm năng phát triển du lịch của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ.

b. Phương pháp tổng hợp lý thuyết

Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. Phương pháp tổng hợp lý thuyết là phương pháp liên quan kết hợp những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được thành một chỉnh thể để tạo ra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu; hoặc liên kết, sắp xếp các tài liệu, thông tin lý thuyết đã thu thập được để tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ, sâu sắc về chủ đề nghiên cứu. Ở đây, từ kết quả của hoạt động đánh giá, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình khai thác phát triển du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ, tác giả sẽ đưa ra khung phân tích chung, đánh giá một cách khách quan hiệu quả của các hoạt động khai thác tiềm năng phát triển du lịch của Khu di tích này.

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả năng trìu tượng, khái quát nắm bắt được mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau. Từ hoạt động phân tích này, những lý luận và thực tiễn đã được áp dụng nhằm đánh giá thực trạng phát triển du lịch của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ cũng như đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả của hoạt động này.

2.2.3.2. Phương pháp mô hình hóa

Phương pháp mô hình hóa là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng khoa học bằng việc xây dựng các mô hình giả định về đối tượng và dựa trên mô hình đó để nghiên cứu trở lại đối tượng (chuyển cái trừu tượng thành cái cụ thể, dùng cái cụ thể để trở lại nghiên cứu cái trừu tượng). Xây dựng các chỉ tiêu nhằm đánh giá mức độ nhận biết và hiệu quả khai thác phát triển du lịch của Khu di tích lịch sử Đền Hùng được thực hiện qua phương pháp mô hình hóa bởi lẽ những tiềm năng phát triển du lịch của Khu di tích này không chỉ bao gồm các yếu tố hữu hình mà còn có cả các yếu tố vô hình. Định lượng được các yếu tố này là vấn đề không nhỏ trong việc khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch tại Đền Hùng nói riêng và tỉnh Phú Thọ nói chung.

Có thể nói, bài nghiên cứu sử dụng đa dạng các phương pháp nghiên cứu khoa học. Từ sự kết hợp của các phương pháp nghiên cứu này, bài viết hoàn thành nội dung nghiên cứu: nêu lên một số giải pháp khai thác tiềm năng phát triển du lịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG KHAI THÁC TIỀM NĂNG

PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 56)