Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 40)

6. Bố cục của luận văn

1.3.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội

Mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội với ngành du lịch là mối quan hệ tác động qua lại. Các điều kiện này có những tác động tích cực và tiêu cực đối với các hoạt động du lịch.

a. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố tác động trực tiếp đến mức độ hấp dẫn của sản phẩm du lịch văn hóa như vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, sông ngòi, tài nguyên… Đơn cử một ví dụ về tác động của khí hậu đến du lịch. Khí hậu tác động đến hầu hết các loại hình du lịch. Nếu như du lịch biển phải là vùng biển ấm và không phải là vùng mưa bão thì du lịch núi, thời tiết phải phù hợp như vùng lạnh có sương, có tuyết, hoặc vùng ấm không phải mùa mưa; du lịch lễ hội, mua sắm thường là mùa có thời tiết tốt trong năm. Khí hậu góp phần tạo nên tính thời vụ của du lịch, hình thành mùa du lịch, vùng đặc trưng du lịch. Hơn nữa, sự khác biệt khí hậu dẫn đến khác biệt về hệ sinh thái, do đó có vùng có thể phát triển các loại hình du lịch sinh thái, có vùng không thể phát triển được.

Ở Việt Nam, điều kiện tự nhiên đa dạng và phong phú là điều kiện để thúc đẩy hình thành những loại hình du lịch khác nhau. Về địa hình, nước ta có tiềm năng lớn về du lịch chủ yếu là địa hình Karst, địa hình bờ biển và địa hình hải đảo. Địa hình Karst chiếm khoảng 60.000 km2 tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn với hệ thống các hang động, núi đá vôi…Hơn nữa, Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, với 125 bãi tắm biển rất đẹp và thuận lợi cho khai thác du lịch mà nhiều quốc gia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

không có được. Đặc biệt, vùng biển Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên đã được UNESCO hai lần công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới vào các năm 1994 và 2000. Thêm vào đó, Nước ta có hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có nhiều đảo có cảnh quan đẹp như Quan Lạn, Cô Tô (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Phú Quốc (Kiên Giang)… Về khí hậu, Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, theo vĩ tuyến và theo độ cao nên nước ta có hình thức du lịch của đới nóng và đới lạnh. Hơn nữa, Việt Nam còn có nhiều điểm nghỉ mát vùng núi mang dáng dấp ôn đới như những đô thị nhỏ ở châu Âu như: Sa Pa, Tam Đảo, Bạch Mã, Bà Nà Hills, Đà Lạt… Về thủy văn, nước trên mặt có giá trị cung cấp các loại hình du lịch đa dạng và phục vụ nhu cầu của các khu du lịch. Đặc biệt, mạng lưới sông ngòi ở đồng bằng sông Cửu Long, một vài sông khác như sông Hương, sông Hàn, sông Hồng…; hệ thống hồ như hồ Tây (Hà Nội), hồ Hòa Bình (Hòa Bình)… mang lại những tiềm năng hấp dẫn khách du lịch. Nước ta có khoảng hơn 400 nguồn nước khoáng tự nhiên như Kim Bôi (Hòa Bình), Quang Hanh (Quảng Ninh)… phục vụ loại hình du lịch chữa bệnh. Về hệ động thực vật, Việt Nam ở nơi gặp gỡ giữa luồng di cư động thực vật nên tài nguyên sinh vật rất phong phú. Nước ta hiện có 105 khu bảo tồn thiên nhiên, bao gồm 27 vườn quốc gia, 44 khu bảo tồn thiên nhiên và 34 khu rừng văn hóa, lịch sử, môi trường. Ngoài ra, Việt Nam còn sở hữu nhiều vùng tràm chim và sân chim, nhiều khu rừng quốc gia nổi tiếng với những bộ sưu tập phong phú về động thực vật nhiệt đới như: Vườn quốc gia Cúc Phương ở Ninh Bình, Vườn quốc gia Cát Bà ở Hải Phòng, Vườn quốc gia Côn Ðảo ở Bà Rịa-Vũng Tàu…

b. Điều kiện kinh tế

Sự phát triển kinh tế tác động làm cho du lịch phát triển. Ngược lại, du lịch phát triển đóng góp vào sự phát triển kinh tế. Do đó, điều kiện kinh tế có mối quan hệ qua lại và hỗ trợ với sự phát triển du lịch. Kinh tế phát triển, thu nhập của đân cư ngày càng tăng là điều kiện tiên quyết đến phát triển du lịch … trong các hoạt động du lịch đều cần đến các nguồn lực tài chính.

Ở Việt Nam, nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu đang chuyển sang nền kinh tế dịch vụ. Vốn đầu tư vào các hoạt động phát triển du lịch đang được thu hút một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch ở Việt Nam chưa xứng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

với tiềm năng của đất nước do nguồn lực tài chính còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, ngành du lịch đang trong thời kỳ quá độ, còn tồn tại nhiều khó khăn nên chưa thực sự đạt được mục tiêu thúc đẩy kinh tế phát triển.

c. Điều kiện văn hóa, xã hội

Điều kiện văn hóa xã hội mang tính chất địa phương hóa. Điều kiện này chịu ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý phát triển du lịch tại địa phương đó. Quản lý phát triển du lịch phải phù hợp với điều kiện văn hóa và xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, sự ủng hộ của người dân địa phương kết hợp với chính quyền địa phương sẽ hỗ trợ rất lớn cho các hoạt động quản lý phát triển du lịch.

Tại Việt Nam, sau khi Trung ương đưa ra các cơ chế, chính sách, các cơ quan địa phương lên kế hoạch và thực hiện theo các chủ trương đã đề ra phù hợp với tình hình văn hóa, xã hội ở địa phương, là một trong những yếu tố liên quan đến phát triển.

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)