Hoàn thiện quản lý Nhà nước và vai trò của cộng đồng bản địa

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 108)

6. Bố cục của luận văn

4.2.8. Hoàn thiện quản lý Nhà nước và vai trò của cộng đồng bản địa

lý khu di tích

Hoạt động khai thác tiềm năng phát triển du lịch có đạt hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách và bộ máy quản lý của Nhà nước cũng như vai trò của cộng đồng bản địa.

Hoàn thiện tổ chức bộ máy, phân cấp quản lý để khai thác tiềm năng và phát triển du lịch cũng cần được thực hiện. Bộ máy quản lý tỉnh Phú Thọ xuyên suốt từ Ủy ban nhân dân tỉnh xuống các cơ quan quản lý tổng hợp như huyện, xã và các cơ quan quản lý lĩnh vực chuyên trách như Sở ban ngành hoặc các phòng. Tuy nhiên, bộ máy quản lý và phát triển khai thác các loại tiềm năng du lịch của Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Phú Thọ lại chưa thực sự rõ ràng. Thực tế quản lý vẫn còn bị chống chéo về một số lĩnh vực như cấp phép hoạt động kinh doanh, cấp phép đạt tiêu chuẩn hay không hoặc trong xử lý vi phạm. Vì vậy, trong thời gian sắp tới cần nghiên cứu hoàn thiện tổ chức bộ máy nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng phát triển du lịch nhằm đáp ứng với nhu cầu thực tế; phải quy định rõ những bộ phận, lĩnh vực phụ trách, thẩm quyền thực hiện, quy định cụ thể các cơ quan liên quan gồm những cơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quan nào, mức độ, phạm vi liên kết, phối hợp; trách nhiệm của cơ quan, cá nhân trong quyết định quản lý. Thực tế tại Phú Thọ hiện nay chỉ ra rằng phân cấp quản lý nhằm khai thác có hiệu quả nguồn tiềm năng du lịch còn gặp nhiều khó khăn do tình trạng trì trệ của cả bộ máy, chuyển đổi mô hình rất khó, ảnh hưởng đến các nhóm lợi ích và sự không đồng ý của người dân địa phương. Chính vì vậy cần thiết phải có một mô hình quản lý khai thác tiềm năng du lich một cách khoa học, phù hợp, khách quan để giải quyết vấn đề này. Học hỏi mô hình quản lý từ các quốc gia du lịch tiên tiến trên thế giới là một trong những giải pháp cần được thực hiện.

Hoàn thiện quá trình quản lý nhà nước về khai thác tiềm năng phát triển du lịch còn cần thực hiện tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm soát xử lý vi phạm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động khai thác này. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh là một nhiệm vụ mà các cơ quan hữu quan đều phải thực hiện theo chức năng, quyền hạn của mình. Công tác này được thực hiện tốt sẽ giúp các hoạt động khai thác phát triển du lịch đạt hiệu quả cao hơn, có các biện pháp chỉ đạo, điều hành, giải quyết các vấn đề kịp thời. Công tác này không chỉ thực hiện khi các sai phạm đã xảy ra hoặc có dấu hiệu vi phạm mới tiến hành kiểm tra mà cần phải được thực hiện thường xuyên. Kiểm tra, kiểm soát phát hiện những sai phạm nhằm kịp thời xử lý, chấn chỉnh, khắc phục; đồng thời cũng phát hiện các tổ chức, cá nhân có cách làm hay, sáng tạo, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Tỉnh, phù hợp với môi trường tự nhiên, lịch sử văn hóa, với thuần phong mỹ tục… để động viên, khen thưởng và nhân rộng mô hình. Từ đó cần thay đổi cách kiểm tra, kiểm soát theo kiểu cũ.

* Nâng cao ý thức người dân

Ý thức người dân bản địa đối với các hoạt động khai thác tiềm năng phát triển du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng có vai trò quan trọng.

Thực tế hiện nay cho thấy các vấn đề về ý thức, nhận thức và thái độ ứng xử văn hóa đối với môt trường tự nhiên, các hoạt động du lịch và với du khách quốc tế tại Khu di tích Đền Hùng còn thấp. Người dân thường xuyên khai thác bừa bãi các loại tiềm năng tự nhiên, lấn áp, phá hoại các tiềm năng lịch sử, văn hoá và có thái độ cư xử kém văn hóa đối với khách du lịch. Đây là khó khăn rất lớn của Ban quản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lý khu di tích trong các hoạt động khai thác tiềm năng phát triển du lịch của địa phương. Bởi lẽ các hoạt động khai thác này chỉ có thể đạt hiệu quả cao nhất khi được sự đồng thuận của người dân địa phương.

Các ban ngành lãnh đạo cần có những biện pháp nhằm nâng cao ý thức người dân và đạt được sự đồng thuận cao nhất nhằm hướng tới mục tiêu phát triển chung. Các chương trình hội nghị, hội thảo, các chiến dịch tuyên truyền, đào tạo… cần được thực hiện thường xuyên trong địa bàn dân cư. Có như vậy, khai thác tiềm năng phát triển du lịch mới có thể tạo nên nền tảng xây dựng một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 108)