Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 96)

6. Bố cục của luận văn

4.1.3. Định hướng phát triển

Trong xu thế đổi mới và phát triển, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã chú trọng đầu tư xây dựng Khu di tích lịch sử Đền Hùng trở thành tâm điểm du lịch của Phú Thọ và trở thành thành phố lễ hội thu hút đồng bào cả nước về với đất Tổ.

Theo quan điểm chỉ đạo của Trung ương và tỉnh Phú Thọ, trong những năm qua, Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để mở rộng đường xá, xây dựng dựng những công trình mới ngày càng khang trang to đẹp, thu hút đồng bào cả nước.

Trước đây, theo Quy hoạch phát triển được Chính phủ phê duyệt đến năm 2015, Khu di tích Đền Hùng được mở rộng tới gần 1.000 ha, mở rộng về phía Nam. Trong đó, phân chia thành các phân khu chức năng, gồm: khu vực trung tâm lễ hội sẽ tiếp tục được tu bổ, tôn tạo các đền chùa trên núi Nghĩa Linh và xây dựng trục đường hành lễ là nhà điều hành lễ hướng về phía Tây Nam của Tổ quốc. Gần với trục đường hành lễ là nhà điều hành của khu và nhà đón tiếp khách quốc tế và trong nước. Nơi đây sẽ đảm bảo cảnh quan môi trường sạch đẹp để thu hút vài triệu lượt khách viếng thăm Đền Hùng. Để tạo được sự hấp dẫn của du khách về với Đền Hùng, ở phía Nam đường 32C, một loạt công trình mới được xây dựng - đó là làng văn hóa du lịch thời đại Hùng Vương, đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ và Tháp tưởng niệm các vua Hùng. Bên cạnh đó là hàng loạt công trình hỗ trợ về dịch vụ để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của du khách. Tại làng văn hóa - du lịch thời đại Hùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Vương, hệ thống kết cấu hạ tầng đầy đủ, có môi trường sinh thái (hồ nước, vườn cây sinh cảnh…) mời gọi các nhà đầu tư xây dựng những công trình mới phục vụ vui chơi, giải trí và ăn nghỉ để phục vụ du khách tới tham quan và nghỉ ngơi. Đối với nơi thờ tự các vua Hùng, Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại đồi Cá Chuối - gắn với Làng Văn hóa du lịch thời đại Hùng Vương. Đây là công trình kiến trúc do Bộ Lao động thương binh và xã hội đầu tư xây dựng. Như vậy, theo thời gian, du lịch Phú Thọ ngày càng phát triển, đa dạng và phong phú hơn. Các chỉ tiêu về khách du lịch, doanh thu du lịch, GDP du lịch, cơ sở lưu trú, lao động việc làm cũng thay đổi… Quy hoạch và định hướng phát triển du lịch cũng theo đó mà phát triển hơn.

Hiện nay, định hướng phát triển khai thác tiềm năng phát triển du lịch Đền Hùng nằm trong định hướng phát triển của Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Theo Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030); Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 (Theo Nghị quyết số 30/2012/NQ-HĐND ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ khóa XVII, kỳ hợp thứ năm về việc Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030) và Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đến năm 2030 (Theo Nghị quyết số 02/2014/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ kỳ họp thứ Tám, khóa XVII ngày 16 tháng 07 năm 2014 về việc điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đến năm 2030). Theo đó, các hoạt động du lịch của Khu di tích Đền Hùng tập trung vào du lịch sinh thái kết hợp với du lịch văn hóa lịch sử. Phương hướng phát triển ngành du lịch Khu di tích lịch sử Đền Hùng trong thời gian sắp tới sẽ là : Phấn đấu xây dựng Khu di tích Đền Hùng thành trung tâm du lịch về cội nguồn, du lịch văn hóa truyền thống, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Một số chỉ tiêu nằm trong định hướng phát triển hoạt động du lịch Khu di tích Đền Hùng có thể kể đến như:

1.Số lượng khách du lịch, doanh thu từ du lịch

Khu di tích lịch sử Đền Hùng nằm trong bối cảnh phát triển chung của tỉnh Phú Thọ, do đó, các mục tiêu phát triển khách du lịch, doanh thu du lịch của Khu di tích Đền Hùng nằm trong các mục tiêu cụ thể của toàn tỉnh Phú Thọ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Khách du lịch:

Sơ đồ mục tiêu phát triển về số lượng khách du lịch trong nước và quốc tế trong tương lai

0 2000000 4000000 6000000 8000000 10000000 12000000 2015 2020 2030

Khách du lịch trong nước Khách du lịch quốc tế

Biểu đồ 4.1. Mục tiêu phát triển số lượng du khách trong nước và quốc tế trong tương lai của tỉnh Phú Thọ

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2013) * Tổng thu từ du lịch:

Biểu đồ 4.2. Sơ đồ mục tiêu tổng doanh thu du lịch của tỉnh Phú Thọ trong tương lai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Dự báo giá trị gia tăng GDP du lịch:

Biểu đồ 4.3. Sơ đồ mục tiêu về đóng góp GDP ngành du lịch của tỉnh Phú Thọ trong tương lai

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2013)

2.Đầu tư phát triển du lịch

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thiện các công trình: Trung tâm Lễ hội - giai đoạn II; Tôn tạo, tu bổ chùa Thiên Quang; Cổng vào khu trung tâm lễ hội; cải tạo vườn cây lưu niệm số 2; hạ tầng kỹ thuật cảnh quan Hồ Mẫu giai đoạn 1.... Tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ của các Bộ, Ngành Trung ương để bố trí đủ nguồn vốn đầu tư cho Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, để đến năm 2015 hoàn thành các dự án theo đúng tiến độ theo Quyết định số 48/QĐ-TTg, ngày 30/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, tuyên truyền vận động các tỉnh, thành, các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp công đức góp phần tu bổ, tôn tạo và xây dựng Di tích lịch sử đặc biệt Quốc gia Đền Hùng xứng tầm là nơi thờ tự Tổ tiên chung của cả dân tộc Việt Nam.

- Nội dung đầu tư trong thời gian tới:

+ Tiếp tục đẩy mạnh chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp khu di tích lịch sử Đền Hùng theo hướng phát triển các sản phẩm địa phương có giá trị kinh tế cao, phục vụ du lịch, dịch vụ trên địa bàn; chuyển đổi dần quá trình sản xuất phân tán, đan xen hình thành các vùng sản xuất tập trung hoá, chuyên môn hoá kết hợp phát triển kinh doanh tổng hợp các hoạt động sản xuất nông nghiệp và dịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vụ, du lịch như các mô hình sản xuất bánh củ mài, bánh kẹo, hoa, quả vừa sản xuất vừa tiêu thụ tại chỗ và kết hợp thăm quan du lịch, dịch vụ; mô hình nuôi thuỷ sản kết hợp vườn cây ăn quả và du lịch; mô hình cây ăn quả, cây lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi sinh thái và du lịch sinh thái; mô hình sinh thái ao, hồ đầm kết hợp với du lịch nghỉ ngơi cuối tuần.

+ Đầu tư phát triển du lịch phải đồng bộ về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực phục vụ du lịch, chất lượng sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá thương hiệu du lịch Khu di tích Đền Hùng, bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch,...

+ Đầu tư phát triển du lịch phải có trọng tâm, trọng điểm trong từng giai đoạn, phù hợp về nguồn lực, tập trung đầu tư các lĩnh vực then chốt tại các địa bàn trọng điểm.

+ Đầu tư du lịch phải có kế hoạch phù hợp với chương trình, dự án đầu tư ở các lĩnh vực khác, đặc biệt là hệ thống hạ tầng giao thông.

3.Công tác bảo vệ trị an

Đẩy mạnh công tác bảo vệ trật tự trị an trong Khu di tích: Bảo vệ an toàn đền, chùa, tài sản của cơ quan, Bảo tàng Hùng Vương và Rừng quốc gia Đền Hùng; phối hợp với cơ quan chức năng giữ gìn an ninh trật tự trong khu vực di tích và đẩy mạnh công tác PCCC rừng Quốc gia Đền Hùng; quản lý, bảo vệ 39,6ha rừng tại khu 8, xã Phù Ninh; bảo vệ an toàn các đoàn khách của Đảng, Nhà nước, các tỉnh, thành phố và đồng bào về thăm viếng di tích; ngăn chặn và kiên quyết xử lý những người bán hàng rong chèo kéo, ép giá khách trong khu vực Đền Hùng.

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 96)