Xây dựng và hoạt động quảng bá thương hiệu khu di tích lịch sử

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 106)

6. Bố cục của luận văn

4.2.6. Xây dựng và hoạt động quảng bá thương hiệu khu di tích lịch sử

Du lịch là một hoạt động kinh doanh cần được quảng bá một cách mạnh mẽ. Khu di tích lịch sử Đền Hùng cần tận dụng những lợi thế sẵn có của địa phương như

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lịch sử, văn hóa … để tuyên truyền, thu hút hơn nữa khách du lịch.

Biện pháp đầu tiên trong các hoạt động xây dựng, quảng bá thương hiệu Khu di tích lịch sử Đền Hùng là tận dụng lợi thế lịch sử, văn hóa của Khu di tích trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chương trình giỗ Tổ hàng năm được tổ chức bởi tỉnh Phú Thọ, chương trình giỗ Tổ cứ 5 năm một lần là cách thức tuyên truyền hữu dụng nhất đối với Khu di tích Đền Hùng, nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo dựng chữ tín đối với khách. Đây là việc làm lâu dài, đồng bộ từ chính quyền, doanh nghiệp và người dân.

Đã là người dân Việt Nam, ai ai cũng biết đến Khu di tích Đền Hùng. Do đó, vấn đề quảng bá thương hiệu du lịch Đền Hùng vốn đã có những yếu tố cơ bản. Hoạt động quảng bá này cần tập trung vào các hoạt động giới thiệu về những nét mới của khu di tích mà mọi người chưa biết đến (ngoài du lịch tham quan di tích, lịch sử; du lịch lễ hội), chẳng hạn như các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch giải trí…

Các hoạt động quảng bá về các sản phẩm du lịch cao cấp cần được gia tăng nhiều hơn nữa. Trong khi đối tượng hướng tới của các sản phẩm du lịch cội nguồn thường là đại đa số người dân thì thành phần du khách của các sản phẩm nghỉ dưỡng sẽ là những khách du lịch chuyên nghiệp (có nhiều thời gian dư thừa, tài chính đủ điều kiện đáp ứng, có nhu cầu du lịch và có sự hiểu biết nhất định về các hoạt động du lịch). Có thể nói, các hoạt động quảng bá thương hiệu du lịch hiện nay của Đền Hùng chủ yếu dựa vào các phương tiện thông tin đại chúng, theo hướng “hữu xạ tự nhiên hương” mà chưa có những động thái tích cực, chủ động trong việc quảng bá chính mình. Các hoạt động này là cần thiết dựa trên sự đa dạng hóa các kênh quảng bá du lịch (báo, đài, internet…)

4.2.7. Bảo vệ môi trường sinh thái

Một trong những giải pháp quan trọng nhằm khai thác tiềm năng phát triển du lịch một cách hiệu quả và bền vững là công tác bảo vệ môi trường sinh thái. Bảo vệ môi trường sinh thái của Khu di tích lịch sử Đền Hùng là cải thiện các vấn đề về đất, nước, rừng… tạo nên cảnh quan thiên nhiên của khu di tích, nhằm đảm bảo đời sống, sức khỏe người dân và thu hút khách du lịch. Hơn nữa, bảo vệ môi trường sinh thái cũng nhằm mục tiêu phát triển hình thức du lịch sinh thái bền vừng của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khu du lịch Đền Hùng. Vì vậy cần có các giải pháp cụ thể, thiết thực:

- Bồi dưỡng kiến thức về du lịch cho những người có tham gia hoạt động du lịch

- Phát triển các hình thức du lịch bản địa.

Các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái rất đa dạng. Các biện pháp này bao gồm việc áp dụng các chỉ tiêu môi trường vào các hoạt động du lịch, các gói giải pháp về kinh tế - xã hội, nâng cao nhận thức người dân… Giải pháp về kinh tế - xã hội trong việc bảo vệ môi trường sinh thái là nâng cao mức sống người dân, tạo công ăn việc làm. Môi trường thiên nhiên bị suy thoái, ngoài các tác động từ chính môi trường tự nhiên còn có sự tác động mạnh mẽ từ cách sinh hoạt của người dân. Người dân địa phương của Khu di tích Đền Hùng chủ yếu sống nhờ nghề nông. Trong những tháng nông nhàn, cuộc sống trở nên khó khăn, họ thường vào rừng kiếm ăn. Xây dựng quy chế bảo vệ môi trưởng ở khu di tích xử lý triệt để các nguồn gây ô nhiễm chất thải, nước thải, thu gom, xử lý. Xây dựng quy chế bảo vệ rừng.

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 106)