Duy trì sản lượng dư thừaPhổ biến sản phẩm Giảm giá
2.1. Giới thiệu về tác giả và tác phẩm 1 Tác giả
2.1.1. Tác giả
Michael E. Porter tên đầy đủ là Michael Eugene Porter, sinh ngày 23 tháng 5 năm 1947. Ông được xem như là “cha đẻ” của chiến lược cạnh tranh, là nhà tư tưởng chiến lược vĩ đại nhất mọi thời đại, và đồng thời là một trong những “bộ óc” quản trị có ảnh hưởng nhất thế giới (cùng với Peter Drucker/ “cha đẻ” quản trị kinh doanh hiện đại; và Philip Kotler/“cha đẻ” marketing hiện đại, người đã đến Việt Nam vào trung tuần tháng 8 năm 2007 vừa qua, cũng theo lời mời của PACE). Những tư tưởng của ông đã đặt nền móng cho sự hình thành của khoa học chiến lược và cạnh tranh và được giảng dạy rộng rãi ở tất cả các trường về kinh tế và kinh doanh trên thế giới.
Ông là tác giả của 17 cuốn sách và 125 bài báo. Những tác phẩm kinh điển của ông gồm có: “Competitive Strategy: Techniques for Analyzing Industries and Competitors”, “Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance”, On Co mpetition”, “The Competitive Advantage of Nations”… Tất cả những cuốn sách này đều được tái bản hàng chục lần và được dịch ra rất nhiều ngôn ngữ. Ngoài ra, còn có thể kể đến hai bài báo quan trọng đã giành được giải thưởng từ tạp chí Havard Business Review của ông là “What is Strategy?” (1996) và “The Five Competitive Forces That Shape Strategy” (2008).
Ông còn là người chủ trì Global Competitiveness Report – bảng xếp hạng thường niên về năng lực cạnh tranh và tiềm năng phát triển của hơn 120 quốc gia, được xuất bản bởi Diễn đàn kinh tế thế giới.
Bên cạnh vai trò là Thành viên sáng lập và điều hành Hội Đồng Cạnh Tranh (Council on Competitiveness) của chính phủ Hoa Kỳ, Michael E. Porter còn được biết đến như một nhà tư vấn về chiến lược cạnh tranh cho rất nhiều quốc gia trên thế giới, gồm có: Anh, New Zealand, Canada, Bồ Đào Nha, Ấn Độ, Colombia,Singapore, Ireland, Saudi Arabia, Nicaragua, Russia, Rwanda, Đài Loan, Kazakhstan, Libya, Bồ Đào Thái Lan … Ông cũng được mời tư vấn về chiến lược cho hàng loạt các tập đoàn hàng đầu thế giới như: DuPont, Procter & Gamble, Royal Dutch Shell, Scotts Miracle-Gro, SYSCO, Taiwan Semiconductor Manufacturing Company…
Những thành tựu của Ông đã được ghi nhận bằng vô số giải thưởng danh tiếng như: giải David A. Wells về Kinh tế học của Havard (1973), giải thưởng Graham and Dodd của Hiệp hội các nhà phân tích tài chính (1980), giải thưởng về
sách George R. Terry Book Award (1980) do Học viện Quản trị trao tặng cho cuốn sách Competitive Advantage của ông, giải thưởng Adam Smith của Hiệp hội các nhà kinh tế học quốc gia (1997). Năm 1998, ông là người đầu tiên trong lịch sử nhận được giải thưởng của Học viện Quản trị Quốc tế dành cho những cống hiến nổi bật trong lĩnh vực quản trị. Năm 2001, nước Nhật còn lập hẳn một giải thưởng mang tên Ông là “Porter Prize” để ghi nhận những công ty dẫn đầu về chiến lược. Năm 2008, ông vừa được Bộ Thương Mại Hoa Kỳ trao tặng Giải thưởng Thành tựu Trọn đời (Lifetime Achievement Award) cho những đóng góp của ông đối với sự phát triển kinh tế quốc gia.
Hiện Ông là Giáo sư của Đại học Havard. Bên cạnh đó, Ông còn được trao tặng học vị Tiến sĩ danh dự của trường Kinh tế Stockholm, Đại học Erasmus (Netherlands), HEC (Pháp), Đại học Tecnica de Lisboa (Portugal), Đại học Adolfo Ibanez (Chile), INCAE (trung Mỹ), Đại học Deusto (Basque country), Đại học Iceland, Đại học Los Andes (Colombia), Trường đào tạo quản trị HHL-Leipzig (Đức), Đại học San Martin de Porres (Peru), Đại học Johnson and Wales (Mỹ), và Mt. IdaCollege (Mỹ)… Michael E. Porter đã ghé thăm Việt Nam vào tháng 8/2007.
2.1.2. Tác phẩm
“Lợi thế cạnh tranh – tạo lập và duy trì thành tích nổi trội trong kinh doanh’’, xuất bản lần đầu năm 1985, cuốn sách này là sự bổ sung chính yếu cho tác phẩm “Chiến lược cạnh tranh”. Nếu “Chiến lược cạnh tranh” tập trung vào các ngành kinh doanh, thì “Lợi thế cạnh tranh” lại chủ yếu nói về các công ty và doanh nghiệp. Mục tiêu của tôi là khái niệm hóa một công ty, với những nguồn gốc cơ bản của lợi thế cạnh tranh và tính bền vững của lợi thế đó.
Tác phẩm được viết cho những người hoạt động thực tiễn cần phát triển chiến lược cho những doanh nghiệp cụ thể và cho những học giả muốn hiểu về cạnh tranh tốt hơn. Nó cũng hướng đến những độc giả khác muốn hiểu về ngành và các đối thủ cạnh tranh của họ. Phân tích cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với việc hoạch định chiến lược kinh doanh mà cả đối với tài chính doanh nghiệp, marketing, phân tích chứng khoán và nhiều lĩnh vực kinh doanh khác.
Lợi thế cạnh tranh đưa ra khái niệm về Chuỗi giá trị (value chain) là khung mẫu cơ sở tư duy một cách chiến lược về các hoạt động trong doanh nghiệp; đồng thời đánh giá chi phí và vai trò của chúng trong sự khác biệt hóa. Chiến lược là cách sắp xếp và kết hợp nội tại các hoạt động một cách nhất quán, cách thức này phân biệt rõ ràng giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Cuốn sách “Lợi thế cạnh tranh” đã lấp đầy khoảng trống trong tư duy quản lý. Nó cung cấp một nền tảng lâu dài và xuất phát điểm để từ đó tiến hành các nghiên cứu sau này. Bằng cách đưa vào một cấu trúc chặt chẽ để trả lời câu hỏi làm thế nào các doanh
nghiệp có thể đạt được lợi nhuận vượt trội, những khung phân tích phong phú và hiểu biết sâu sắc của Porter hình thành một lý thuyết tinh vi về cạnh tranh chưa hề bị vượt qua trong vòng một phần tư thế kỉ qua
Lợi thế cạnh tranh biến chiến lược từ một tầm nhìn mang tính vĩ mô trở thành một cấu trúc nhất quán của những hoạt động bên trong – một phần quan trọng của tư tưởng kinh doanh quốc tế hiện nay. Cấu trúc mạnh mẽ đó cung cấp những công cụ hữu hiệu để hiểu được ảnh hưởng của chi phí và vị thế tương đối về chi phí của công ty. Chuỗi giá trị của Porter giúp các nhà quản lý phân biệt được những nguồn lực tiềm ẩn của giá trị khách hàng (buyer value)- điều có thể giúp chúng ta đưa ra một mức giá cao, và lý do tại sao sản phẩm hay dịch vụ này lại có thể thay thế cho sản phẩm, dịch vụ khác. Tác giả chỉ rõ lợi thế cạnh tranh không chỉ nằm ở bản thân mỗi hoạt động, mà còn ở cả mối liên kết giữa các hoạt động với nhau, với các hoạt động của nhà cung cấp và cả các hoạt động của khách hàng nữa.
Hơn một triệu nhà quản lý ở cả các tập đoàn lớn và các công ty nhỏ, các nhà phân tích đầu tư, nhà tư vấn, sinh viên và các học giả khắp nơi trên thế giới đã cụ thể hóa những ý tưởng trong cuốn “Lợi thế cạnh tranh” của Porter và áp dụng chúng vào đánh giá các ngành, tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh và lựa chọn những vị trí cạnh tranh.