Mối tương quan hữu hình:

Một phần của tài liệu LỢI THẾ CẠNH TRANH và CHIẾN lược ĐỊNH vị CẠNH TRANH (Trang 63)

Duy trì sản lượng dư thừaPhổ biến sản phẩm Giảm giá

2.4.1.1. Mối tương quan hữu hình:

Mối tương quan hữu hình xuất phát từ những cơ hội để chia sẻ các hoạt động trong chuỗi giá trị của các đơn vị kinh doanh có liên quan nhau. Mối tương quan hữu hình sẽ dẫn đến lợi thế cạnh tranh nếu việc chia sẻ làm giảm bớt chi phí hoặc tăng cường khác biệt hàng hóa đủ lớn và vượt qua các chi phí cho việc chia sẻ đó. Ví dụ, các đơn vị kinh doanh có thể chia sẻ đội ngủ bán hàng và từ đó có thể giảm chi phí bán hàng hoặc cung cấp những người bán hàng có thể chào bán những gói sản phẩm độc nhất. Đạt được mối tương quan hữu hình thường đòi hỏi phải cùng nhau thực hiện một hoạt động giá trị. Ví dụ, khi một đơn vị ngang cấp bán kèm theo một sản phẩm của đơn vị khác thì có nghĩa là các đơn vị này đều đang chia sẻ đội ngủ bán hàng cho nhau.

Giữa các đơn vị kinh doanh, nếu nhiều hoạt động giá trị được chia sẻ thì chúng sẽ trở thành một đơn vị. Chia sẻ sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh nếu nó ảnh hưởng đến những yếu tố tác động lên chi phí hoặc sự khác biệt hóa.

Chia sẻ và chi phí

Việc chia sẻ tác động đến vị thế của chi phí qua các nguyên tắc như sau:

Sự chia sẻ có tiềm năng làm giảm chi phí, nếu như chi phí của hoạt động giá trị bị ảnh hưởng từ lợi ích kinh tế theo quy mô, sự học hỏi, hoặc cơ cấu của mức sử dụng năng lực sản xuất. Ví dụ, một đội ngũ bán hàng hoặc hệ thống Logistics được sử dụng nhiều trong suốt khoảng thời gian của một năm tại một đơn vị kinh doanh sẽ có thể được đơn vị khác sử dụng ở một thời điểm khác.

Chia sẻ các hoạt động giá trị giữa các đơn vị kinh doanh là sự thay thế tiềm năng của thị phần đối với bất cứ đơn vị kinh doanh nào.

Nếu quy mô, sự học hỏi hoặc cơ cấu mức sử dụng năng lực sản xuất không phải là những yếu tố quan trọng tác động đến chi phí thì sự chia sẻ có thể làm gia tăng chi phí.

Mức nhạy cảm với quy mô, sự học hỏi hoặc mức sử dụng năng lực sản xuất trong hoạt động giá trị.

THẤPCAO CAO

Hình 2.5. Những hoạt động giá trị chia sẻ và vị thế chi phí.

Chia sẻ và khác biệt hóa

Sự chia sẻ tác động đến khác biệt hóa theo hai cách:

Chia sẻ có thể tăng cường khác biệt hóa. Ví dụ, trong ngành điện tử tiêu dùng, chia sẻ hoạt động phát triển sản phẩm là quan trọng đối với khác biệt hóa vì nó ảnh hưởng mạnh bởi thiết kế sản phẩm.

Chia sẻ làm giảm bớt chi phí cho khác biệt hóa. Ví dụ như IBM trong lĩnh vực các sản phẩm văn phòng.Sự chia sẻ cũng có thể làm cho một hoạt động giá trị trở nên độc nhất. Ví dụ, trong ngành viễn thông, những người mua đều mong muốn những giải pháp hệ thống và trách nhiệm giải trình từng chặng cụ thể. Mối tương quan thường liên quan đến chi phí, bởi vì chúng đòi hỏi đơn vị kinh doanh phải điều chỉnh hành vi của họ. Các chi phí cho sự chia sẻ một hoạt động giá trị có thể được phân chia làm ba loại:

Chi phí cho sự điều phối. Chi phí cho sự dàn xếp.

Chi phí cho sự không linh hoạt.

Tỷ lệ của chi phí vận hành hoặc tài sản mà hoạt động giá trị nắm giữ. CAO THẤP

Những mối tương quan hữu hình:

Hình2.6. Các loại mối tương quan hữu hình.

Những hình thức về sự chia sẻ được chia thành 5 loại: sản phẩm, thị trường, thu mua, công nghệ và cơ sở hạ tầng.

Mối tương quan thị trường.

Mối tương quan trị trường liên quan đến việc chia sẻ những hoạt động giá trị sơ cấp khi tiếp cận và tương tác với người mua, từ Logistic đầu ra đến dịch vụ. Nguồn gốc của mối tương quan thị trường là từ người mua “chung”, kênh phân phối dùng chung và thị trường theo khu vực địal ý dùng chung.

Mối tương quan sản xuất

Mối tương quan sản xuất liên quan đến sự chia sẻ những hoạt động “ngược dòng” như Logistic đầu ra, sản xuất bộ phận, lắp ráp, kiểm tra và những chức năng gián tiếp như bảo trì. Mối tương quan sản xuất có thể như thiếu tính thực tế nếu như khảo sát kỹ những hoạt động giá trị có vẻ như tương tự nhau. Ví dụ, mặc dù các máy móc thiết bị nhìn chung là tương tự nhau, một quy trình sản xuất nhỏ cho những nhu cầu riêng của khách hàng (job – shop) với một sản phẩm cụ thể lại liên quan đến những dung sai riêng biệt, khối lượng lô hàng và thời lượng cũng khác biệt.

Mối tương quan thu mua

Mối tương quan thu mua liên quan đến việc thu mua được chia sẻ cho các yếu tố đầu vào dùng chung. Những nhà cung cấp sẽ sẵn sang thương lượng trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của các nhà máy trên toàn thế giới và thương lượng về giá cả phản ánh tổng cầu của tập đoàn.

Mối tương quan công nghệ

Mối tương quan công nghệ liên quan đến việc chia sẻ hoạt động phát triển công nghệ xuyên suốt chuỗi giá trị. Cũng như những hình thức khác của mối tương quan, mối tương quan công nghệ có vẻ mơ hồ nhưng nó thực sự đáng kể là những mối tương quan có tầm quan trọng đối với chi phí hoặc khác biệt hóa cho sản phẩm

LỢI NHUẬN

Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp

Quản trị nguồn nhân lực

Phát triển công nghệ

hoặc quy trình có liên quan, chẳng hạn như công nghệ vi điện tử với viễn thông và xử lý dữ liệu.

Mối tương quan cơ sở hạ tầng

Mối tương quan cơ sở hạ tầng bao gồm những hoạt động chính như tài chính, pháp lý, kế toán và quản trị nguồn nhân lực. Chia sẻ cơ sở hạ tầng cho hoạt động thuê lại và đào tạo cũng có vai trò quan trọng trong một số ngành dịch vụ, còn sự chia sẻ mối quan hệ với chính phủ lại chính yếu đối với các doanh nghiệp trong ngành tài nguyên thiên nhiên.

Một phần của tài liệu LỢI THẾ CẠNH TRANH và CHIẾN lược ĐỊNH vị CẠNH TRANH (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w