Thương hiệu và quá trình tạo uy tín thương hiệu gạo xuất khẩu

Một phần của tài liệu LỢI THẾ CẠNH TRANH và CHIẾN lược ĐỊNH vị CẠNH TRANH (Trang 107)

D. Công nghệ chế biến xuất khẩu

E.Thương hiệu và quá trình tạo uy tín thương hiệu gạo xuất khẩu

Vài năm trở lại đây, hai từ “thương hiệu” được các doanh nghiệp, các phương tiện truyền thông nhắc đến tương đối nhiều. Vậy thương hiệu là gì? Nó quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp xuất khẩu?

Thương hiệu sản phẩm (tiếng Anh là trademark) là thương mại của sản phẩm, bao gồm chữ viết, hình vẽ, màu sắc. Nó được dùng để phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp với sản phẩm của các đối thủ khác, tránh hàng giả, hàng nhái tràn lan như hiện nay. Nếu sản phẩm càng có chất lượng, có uy tín trên thị trường thì thương hiệu (tên gọi) của nó càng nổi tiếng theo.

về thời gian và tiền bạc để xây dựng, khuyếch trương thương hiệu, cùng với nâng cao chất lượng, giữ uy tín sản phẩm khiến cho hàng hoá của mình chiếm lĩnh thị phần ngày càng tăng ở trong và ngoài nước như sản phẩm May 10, bánh đậu xanh Quê Hương. Đối với mặt hàng gạo cũng vậy, trước đây gạo Việt Nam xuất khẩu chưa có thương hiệu riêng mà chỉ có tên chung là “gạo trắng Việt Nam”. Thực trạng đó gây thiệt thòi lớn cho sản phẩm gạo bởi đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta, trong khi chất lượng gạo Việt Nam cũng tương đương với gạo nhiều nước xuất khẩu khác. Trên thực tế, với những nhãn mác, thương hiệu, tiêu chuẩn đã được đăng ký rõ ràng, giá xuất khẩu, chào bán của gạo Thái Lan thường cao hơn của gạo cùng phẩm cấp Việt Nam. Ngoài ra, phần lớn gạo Việt Nam xuất khẩu qua trung gian, sau đó để thương nhân nước ngoài mua về và gia công đôi chút rồi biến nó thành sản phẩm của họ với một thương hiệu khác, vô hình chung, ta đã đánh mất phần tài sản quý giá của mình.

Như vậy,để nâng sức cạnh của mặt hàng gạo nói riêng và hàng hoá nói chung, các doanh nghiệp cũng nên đầu tư thoả đáng vào việc xây dựng, duy trì, phát triển và tôn tạo thương hiệu, nâng cao uy tín cho sản phẩm. Đó là cách tốt nhất để giữ vững và mở rộng thị phần xuất khẩu của mình.

Qua nghiên cứu cho thấy khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu chính là tình hình sản xuất manh mún, thiếu liên kết, dẫn đến nguyên liệu không đồng đều, chất lựợng không ổn định, thiếu kỹ thuật, thiếu giống tốt, thiếu chử tín…

Gần đây nói đến phát triển nông nghiệp người ta thường nhắt đến cái bắt tay của ba nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhưng thực tế cái bắt tay này còn rất lỏng lẻo.

• Về phía doanh nghiệp: Việt Nam đứng hàng thứ hai về xuất khẩu gạo nhưng chưa có thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng.

• Về phía nhà khoa học: chưa gắn với nhu cầu của thị trường để nghiên cứu ra giống chất lượng.

• Phía nông dân: Thuyết phục bà con bỏ thói quen canh tác theo lối truyền thống, manh mún không phải đơn giản họ sẳn sàng bỏ hợp đồng.

Một phần của tài liệu LỢI THẾ CẠNH TRANH và CHIẾN lược ĐỊNH vị CẠNH TRANH (Trang 107)