Phân tích những cấu trúc ngành chiếm ưu thế theo mỗi loại viễn cảnh Xác định nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh cho từng loại viễn cảnh
3.2.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo: A Giống lúa
A. Giống lúa
Trên thực tế, giống lúa được coi là yếu tố hàng đầu chi phối trực tiếp đến chất lượng sản phẩm gạo. Với mỗi loại giống lúa khác nhau sẽ cho một loại chất lượng gạo khác nhau như gạo nếp, gạo tẻ thường, gạo thơm, gạo dẻo, gạo hạt dài, gạo hạt ngắn hạt....Do vậy, chúng ta cần phải đa dạng hoá các loại giống lúa và chủng loại khác nhau nhằm mục tiêu vừa nâng cao chất lượng gạo vừa để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên thế giới ngày càng đa dạng, phong phú. Ví dụ, người Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản....ưa dùng loại gạo hạt dài, chất lượng cao; còn người Trung Quốc,
Ôxtrâylia, Hàn Quốc....ưa dùng loại gạo hạt trong, dẻo; một số thị trường cấp cao thích gạo thơm đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao.... Đối chiếu với Việt Nam, chúng ta nhận thấy sự đa dạng về chủng loại gạo xuất khẩu của ta còn nhiều hạn chế và chưa phát huy được thế mạnh vốn có của mình. Đó là chúng ta có những giống lúa thơm đặc sản truyền thống nổi tiếng như Tám thơm, Tám xoan, Dự hương, Nếp cái hoa vàng...., khiến ai đã dùng dù chỉ một lần sẽ nhớ mãi, nhưng tỷ trọng loại gạo này trong tổng số xuất khẩu của Việt Nam còn khá khiêm tốn. Ngoài ra, xuất khẩu loại này vừa thu được lợi nhuận lớn và đạt hiệu quả kinh tế cao vì số lượng ít nhưng kim ngạch cao. Điều này đòi hỏi Việt Nam nỗ lực đa dạng hoá chủng loại và cơ cấu gạo xuất khẩu hơn nữa để có thể mở rộng thị trường có hiệu quả.
B. Phẩm chất
Phẩm chất gạo bao gồm các tiêu thức cơ bản sau: mùi vị (mùi thơm), dẻo, dễ hấp thụ, giá trị dinh dưỡng cao, “sạch”...Các tiêu thức này trước hết phụ thuộc vào giống lúa vì với mỗi loại giống lúa khác nhau sẽ cho những phẩm chất gạo khác nhau. Chẳng hạn, giống lúa thơm đặc sản nổi tiếng của Việt Nam như Tám thơm, Tám xoan, Dự hương, Nếp cái hoa vàng....cho hạt cơm dẻo, mềm, vị đậm và ngon, giá trị dinh dưỡng cao, dễ hấp thụ, mùi thơm ngào ngạt. Nhưng cũng loại gạo đặc sản Mali của Thái Lan lại chỉ có mùi vị thơm thoảng nhẹ. Lúa nếp cho phẩm chất gạo khác với giống lúa tẻ, tương tự lkllgiống gạo tẻ thường cũng cho phẩm chất khác với phẩm chất của gạo dẻo....
Hơn nữa, phẩm chất của gạo cũng thường xuyên bị thay đổi theo thổ nhưỡng, khí hậu, độ thuần chủng...Thông thường những giống lúa tự nhiên cho phẩm chất cao hơn những giống lúa đã được lai tạo. Và giống lúa cho phẩm chất cao, mùi thơm ngon, bán giá cao hơn; và giống lúa được lai tạo cho phẩm chất gạo kém hơn, bán giá rẻ hơn. Những loại gạo có phẩm chất cao chủ yếu được tiêu thụ ở những nước phát triển có thu nhập cao như Mỹ, Tâu Âu, thứ đến những nước NICs ở châu Á như Hồng Kông, Singapore. Qua phân tích trên, chúng ta nhận thấy có mối liên hệ mật thiết giữa giống lúa và phẩm chất gạo. Chúng ta quan tâm đầu tư đến giống lúa, cũng như quan tâm đến phẩm chất gạo. Do vậy, giống lúa hay phẩm chất là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến chất lượng gạo. Trong giai đoạn hiện nay, việc gây ấn tượng ban đầu về
chất lượng gạo của Việt Nam đối với người tiêu dùng là rất cần thiết để tạo điều kiện dễ dàng cho việc tiếp cận khách hàng nước ngoài vì hình ảnh và phẩm cấp gạo xuất khẩu của ta chưa thực sự chiếm lĩnh thị trường gạo thế giới.