Phương tiện nghiên cứu

Một phần của tài liệu LỢI THẾ CẠNH TRANH và CHIẾN lược ĐỊNH vị CẠNH TRANH (Trang 102)

Phân tích những cấu trúc ngành chiếm ưu thế theo mỗi loại viễn cảnh Xác định nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh cho từng loại viễn cảnh

3.2.2.1. Phương tiện nghiên cứu

Hiện nay cả nước có khoảng 14 viện nghiên cứu rải đều trong cả nước, ngoài ra còn có các trường đại học nghiên cứu và phát triến giống lúa và các loại thuốc trừ sâu bệnh cho cây lúa. Các viện nghiên cứu đều được trang bị các thiết bị hiện đại nhằm phục vụ tối đa các việc nghiên cứu.

Một số vùng bị nhiễm phèn, người nông dân ngoài việc dùng các loại vôi hay phân bón làm giảm lượng phèn, còn dùng thêm bột thuốc lá để tăng độ xốp của đất, nhiều dinh dưỡng, hạn chế tác hại của phèn, sâu đục thân và các loại rầy…

Cơ sở hạ tầng

Khi nói đến cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn chúng ta thường nhắc tới các hạng mục công trình như: Đường giao thông (trong thôn, liên thôn, liên xã, liên huyện...), hệ thống thuỷ lợi (các công trình thuỷ nông tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp), hệ thống cấp nước sinh hoạt, hệ thống điện, công trình văn hoá thể thao, trạm y tế, trường học, thông tin liên lạc...

Trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Nhờ tập trung đầu tư của Nhà nước, cùng với sự đóng góp của nhân dân, cơ sở hạ tầng nông thôn đã được cải thiện đáng kể, điều kiện sống, ăn ở, đi lại học hành, bộ mặt kinh tế-xã hội ở nông thôn có sự thay đổi rõ rệt.

Từ năm 1999 đến nay đã huy động được trên 29 nghìn tỷ đồng từ nguồn vốn trong nước, kết hợp với tài trợ quốc tế để xây dựng giao thông nông thôn. Trong đó nhân dân đóng góp hơn 12 nghìn tỷ đồng (chiếm 41,99%) và hơn 409 triệu ngày công lao động; địa phương đóng góp hơn 9,7 nghìn tỷ đồng (33,26%); Trung ương hỗ trợ hơn 2,5 nghìn tỷ đồng (8,76%); các nguồn huy động khác hơn 4,6 nghìn tỷ đồng (15,99%).

Tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được tăng cường, nhất là thuỷ lợi, giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, làm thay đổi bộ mặt nông thôn

Giao thông nông thôn: Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, giao thông nông thôn có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Ngoài việc phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn, các địa phương đã tích cực huy động các nguồn lực tham gia xây dựng các cống qua đường, nâng cấp và xã hội hệ thống đường nội bộ xã, liên thôn, xoá cầu khỉ ở Đồng bằng sông Cửu Long… đến năm 2006 cả nước có 8.792 xã có đường ô tô đến trụ sở UBND xã, chiếm 96,9% tổng số xã (năm 2001 là 94,2%); trong đó có 8.488 xã (chiếm 93,55%) có đường ô tô đi lại quanh năm, có 6.356 xã (chiếm 70%) đường ô tô được nhựa, bê tông hoá… góp phần thu hút các nhà đầu tư về nông thôn, tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo và giải quyết nhiều vấn đề kinh tế, xã hội khác.

Về thuỷ lợi: Tới nay, cả nước có trên 1.952 hồ chứa có dung tích chứa trên 0,2 triệu m3 nước; 10 ngàn trạm bơm, 1000km kênh trục chính... Tổng năng lực thiết kế tưới của các hệ thống đảm bảo cho 11,45 triệu ha gieo trồng, trong đó tưới cho 6,85 triệu ha đất lúa, 1 triệu ha rau màu; đảm bảo tiêu cho khoảng 1,71 triệu ha, ngăn mặn cho 0,87 triệu ha, cải tạo 1,6 triệu ha đất, cấp nước sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ trên 5 tỷ m3/năm Trong giai đoạn 2001-2005, năng lực tưới đã tăng thêm 575 ngàn ha, năng lực tiêu tăng thêm 235 ngàn ha. Đã kiên cố hoá trên 15.000 km kênh mương “Trung ương, địa phương; nhà nước và nhân dân cùng làm”. Hệ thống quản lý, vận hành hệ thống thuỷ lợi được củng cố và tăng cường năng lực. Hệ thống thuỷ lợi cả nước được vận hành do 100 công ty thuỷ nông với tổng số 22.569 cán bộ công nhân viên và 12.000 HTX, tổ hợp tác.

Vùng ven biển đã tăng cường xây dựng hệ thống các cống đập ngăn mặn, giữ ngọt, nhiều công trình đã đưa vào sử dụng và phát huy tác dụng. Vùng Đồng bằng sông Cửu

Long, tập trung thực hiện chương trình kiểm soát lũ, phát triển thuỷ lợi, giao thông và dân cư. Bước đầu thực hiện các công trình thuỷ lợi ven biển phục vụ nuôi trồng thuỷ sản, gắn ngọt hoá với việc nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ và tận dụng và khai thác thuỷ sản mùa lũ.

Về hệ thống đê, từ năm 2000 đến nay đã tập trung thực hiện tu bổ, củng cố đê biển, đê sông từ cấp III trở lên; cứng hoá mặt đê kết hợp giao thông và phòng chống lũ; trồng tre chắn sóng bảo vệ đê.

Về điện lưới quốc gia: Điện lưới quốc gia đã cấp điện cho 525/536 huyện đạt

97,95%; 10.522 xã phường có điện lưới quốc gia, đạt 96,80%; số hộ dùng điện lưới quốc gia đạt 93,34%.

Về cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn: Đến cuối năm 2005, đạt tỷ lệ 62% dân cư nông thôn đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt đạt vệ sinh. Tới cuối năm 2007, đã có 70% cư dân nông thôn có nước sinh hoạt hợp vệ sinh và có khoảng 30% người dân được dùng nước đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế, 12% số xã có hệ thống thoát nước thải chung...

Nhờ đầu tư cho hạ tầng nông nghiệp, nông thôn nên đã tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, giải quyết việc làm, nên thu nhập của người dân đã được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn đã giảm rõ rệt.

Một phần của tài liệu LỢI THẾ CẠNH TRANH và CHIẾN lược ĐỊNH vị CẠNH TRANH (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w