Phân tích những cấu trúc ngành chiếm ưu thế theo mỗi loại viễn cảnh Xác định nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh cho từng loại viễn cảnh
2.5.1.3. Viễn cảnh của ngành và lợi thế cạnh tranh
Khi phân tích được những viễn cảnh của ngành thì việc tiếp theo là chúng ta thiết lập công thức cho chiến lược cạnh tranh, tức là ứng dụng những viễn cảnh của ngành để tạo nên lợi thế cạnh tranh.
Một chiến lược được xây dựng với một viễn cảnh thường chứa đựng nhiều rủi ro còn chiến lược được thiết kế thương đảm bảo thành công cho mọi viễn cảnh lại thường rất tốn kém. Nhưng những chiến lược được xây dựng trên những viễn cảnh khác nhau lại mâu thuẫn với nhau. Sự mâu thuẫn này tạo nên sự khó khăn cho các công ty khi lựa chọ chiến lược. việc xây dựng viễn cảnh là công việc giúp các doanh nghiệp thấy yếu tố chiến lược mà họ cần chọn lựa.
Các phương pháp chiến lược cho viễn cảnh
Có 5 phương pháp cơ bản để giải quyết những bất ổn trong chọn lựa chiến lược. Những phương pháp này có thể ứng dụng trình tự.
1. Tin vào viễn cảnh có thể xảy ra nhất. Các doanh nghiệp sẽ xây dựng chiến lược quanh viễn cảnh mà thường xảy ra nhất và có thể gặp rủi ro lớn nếu viễn cảnh đó thực tế không xảy ra. Chiến lược này còn phụ thuộc vào sự kết hợp giữa nguồn lực và vị thế ban đầu của doanh nghiệp. Rủi ro của việc thực hiện chiến lược này là việc một viễn cảnh khác thực sự xảy ra và làm chiến lược không phù hợp và rất khó điều chỉnh.
2. Tin vào viễn cảnh tốt đẹp nhất. Doanh nghiệp xây dựng chiến lược theo viễn cảnh mà họ có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững nhất trong dài hạn trên những vị thế và nguồn lực ban đầu.
3. Giải pháp bao an toàn. Doanh nghiệp tạo ra chiến lược với kết quả chấp nhận được trong bất cứ viễn cảnh nào, ít nhất là trong viễn cảnh được cho rằng có xác suất xảy ra khá cao.
4. Duy trì sự linh hoạt. Chọn lựa một chiến lược duy trì sự linh hoạt cho đến khi viễn cảnh rõ ràng hơn đã thực sự xuất hiện.
5. Ảnh hưởng. Sử dụng những nguồn lực của mình nhằm dẫn đến một viễn cảnh mà doanh nghiệp mong muốn. Doanh nghiệp muốn tìm kiếm cơ hội tạo ra thuận lợi nhằm làm viễn cảnh đó thành sự thật và doanh nghiệp có lợi thế từ viễn cảnh đó.
Những chiến lược kết hợp và theo trình tự ( chiến lược chuỗi) . Tin tưởng vào viễn cảnh có xác suất cao nhất cao nhất hoặc viễn cảnh “tốt đẹp nhất” có thể kết hợp với nhau. Hoặc là phương pháp duy trì sự linh hoạt là một phần trong chiến lược lược và liên quan chặt đến phương pháp viễn cảnh tốt nhất. Doanh nghiệp cũng có thể ban hành những chính sách cho một số hoạt động giá trị trong chuỗi giá trị để chuẩn bị cho viễn cảnh, trong khi đó vẫn bao an toàn hoặc duy trì sự linh hoạt tại những hoạt động giá trị khác.
Chọn lựa chiến lược theo viễn cảnh cần quan tâm đến các yếu tố: lợi thế của người đi đầu, vị thế cạnh tranh ban đầu, chi phí nguồn lực cần có, rủi ro.
Viễn cảnh và quy trình xây dựng kế hoạch
Mọi kế hoạch đều xây dựng trên một viễn cảnh ngành. Viễn cảnh ngành được phát triển tốt nhất từ các cấp quản lý đơn vị kinh doanh với chỉ dẫn và yếu tố đầu vào từ các nhà quản lý khác tập đoàn và trong nội bộ. Viễn cảnh ngành không có hiệu ứng nếu doanh nghiệp không có kiến thức căn bản và kỹ năng tốt trong lập kế hoạch. Mặc dù các viễn cảnh ngành được đề xuất từ cấp đơn vị nhưng những nhà quản trị cấp cao lại đóng vai trò quyết định trong việc lập kế hoạch. Với vai trò của các nhà quản trị cấp cao thì họ sẽ cung cấp các yếu tố đầu vào là viễn cảnh vĩ mô cho các đơn vị kinh doanh phân tích cho môi trường kinh doanh của họ, nâng cao sự hiểu biết cho các đơn vị về sự quan trọng, ảnh hưởng của ứng dụng khoa học, công nghệ và đồng thời đào tạo, kích thích sự sáng tạo đơn vị cấp dưới. Như vậy, viễn cảnh nhằm mục đích mở rộng tư duy về tương lai và phạm vi những khả năng có thể xảy ra từ đó giúp doanh nghiệp giảm nhẹ được sự bất ổn trong một tương lai cụ thể dự đoán trước những rủi ro xảy ra.