Những hàm ý về chiến lược tấn công và chiến lược phòng thủ.

Một phần của tài liệu LỢI THẾ CẠNH TRANH và CHIẾN lược ĐỊNH vị CẠNH TRANH (Trang 86)

7. Tạo ra cơ chế tổ chức theo chiều ngang để vận dụng.

2.5. Những hàm ý về chiến lược tấn công và chiến lược phòng thủ.

Trong môi trường kinh doanh hiện nay, việc các doanh nghiệp cùng cạnh tranh để tồn tại là một điều tất yếu. Do đó, các doanh nghiệp cần lựa chọn các chiến lược cạnh tranh sao cho vừa phù hợp với doanh nghiệp vừa giải quyết được những bất ổn, khó khăn có thể xảy ra trong tương lai. Nhưng không thể xác định chính xác các bất ổn khi hoạch định chiến lược cạnh tranh mà thường những chiến lược đó được xây dựng dựa trên những giả định cho rằng những gì trong quá khứ sẽ lặp lại. Do đó hiện nay một số doanh nghiệp bắt đầu sử dụng việc trình bày viễn cảnh trong các kế hoạch. Một viễn cảnh là một quan điểm nhất quán từ trong nội bộ về những gì sẽ xảy ra trong tương lai.

Ngày nay, các doanh nghiệp sử dụng viễn cảnh như một công cụ để hiểu biết đầy đủ hơn về những hàm ý chiến lược của bất ổn, khảo sát một cách hệ thống những diễn tiến có thể xảy ra của sự bất ổn để lựa chọn chiến lược phù hợp.

Những viễn cảnh khi lập kế hoạch nhấn mạnh vào yếu tố vĩ mô và chính trị vĩ mô. Và thường gọi là viễn cảnh vĩ mô. Các công ty dầu thô, công ty khai thác những nguồn tài nguyên khác và những công ty hàng không vũ trụ là những công ty dẫn đầu khi triển khai viễn cảnh để xây dựng kế hoạch. Nhưng viễn cảnh vĩ mô chỉ ở mức khát quát, rộng lớn, không đủ để xây dựng chiến lược cho một ngành cụ thể. Có những bất ổn trong ngành mà viễn cảnh vĩ mô không đề cập tới. Vì thế mà viễn cảnh ngành ra đời để thích hợp cho từng ngành.

Một phần của tài liệu LỢI THẾ CẠNH TRANH và CHIẾN lược ĐỊNH vị CẠNH TRANH (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w