HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN ISO TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Bàn về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững trong kinh doanh, thực trạng và giải pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 96)

Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với ngƣời lao động và đối với môi trƣờng chẳng qua chỉ là những vấn đề chất lƣợng tƣơng tự nhƣ chất lƣợng sản phẩm mà các doanh nghiệp đã quen thuộc: chất lƣợng lao động và chất lƣợng đời sống. Ở những nƣớc châu Âu, ngƣời ta có khái niệm QSE (quality safety environment, chất lƣợng – an toàn lao động – môi trƣờng). Mục đích là mở rộng chính sách quản lý doanh nghiệp vƣợt khỏi khái niệm chất lƣợng để bao hàm thêm trách nhiệm xã hội, mở rộng sổ tay chất lƣợng (Quality Manual) thành sổ tay QSE (QSE Manual) và chứng nhận doanh nghiệp cùng một lúc theo cả ba tiêu chuẩn chất lƣợng,

an toàn lao động và môi trƣờng. Thực hiện đầy đủ cùng lúc ba chính sách này sẽ có thêm hiệu ứng hỗ trợ và giảm chi phí so với thực hiện riêng lẻ mỗi chính sách.

Các tiêu chuẩn và công cụ về chất lƣợng và môi trƣờng thì ai cũng biết. ISO (International Organization for Standardization, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế) đã công bố bộ tiêu chuẩn ISO 9000 về hệ thống quản lý chất lƣợng và ISO 14000 về hệ thống quản lý môi trƣờng, ISO 50001, hệ thống quản lý năng lƣợng. Còn về khía cạnh quản lý nhân lực, vấn đề này phức tạp vì không phải là một vấn đề kỹ thuật. Mỗi quốc gia có quan niệm khác nhau: (a) an toàn lao động là trách nhiệm cá nhân hay là trách nhiệm tập thể, (b) quyền lợi tối thiểu của ngƣời lao động về nhân phẩm và tính dân chủ do phía thuê lao động tự nguyện ban cho hay phải theo quy định của nhà nƣớc và thƣơng lƣợng tập thể.

Nhóm làm việc của ISO về trách nhiệm xã hội (WG SR) đã tham khảo rộng rãi mọi đối tác. Chỉ riêng trong năm 2007 có 320 đại diện của 55 nƣớc và 26 tổ chức quốc tế tham gia hội nghị của WC SR. Nếu không có gì thay đổi thì tiêu chuẩn hƣớng dẫn ISO 26000 sẽ đƣợc công bố vào năm 2010. Điều cần chú ý là tiêu chuẩn ISO 26000 chỉ là một tiêu chuẩn hƣớng dẫn nên không thể dùng làm cơ sở để chứng nhận một doanh nghiệp.

Dƣới đây là những tiêu chuẩn có thể dùng làm cơ sở để chứng nhận một doanh nghiệp: Các tiêu chuẩn của ILO (International Labor Organization, Tổ chức Lao động quốc tế), ISO 9001 về hệ thống quản lý chất lƣợng, ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trƣờng, OHSAS 8001 về an toàn lao động, và SA 8000 về quản lý nhân sự.

Ngoài ra có một số tài liệu hƣớng dẫn cách trình bày một báo cáo về trách nhiệm xã hội nhƣ là GRI (Global Reporting Initiative, khởi đầu báo cáo toàn diện) hay AA 1000 Asurance Standard của ISEA (Institute of Social and Ethical Accountability, Viện Trách nhiệm xã hội và đạo đức).

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng đã dịch sang tiếng Việt các bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000. Để hoàn tất, tổng cục còn phải tiếp tục dịch và đƣa ngay vào thực hành những tiêu chuẩn và văn bản hƣớng dẫn khác vừa nêu trên.

Một phần của tài liệu Bàn về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững trong kinh doanh, thực trạng và giải pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 96)