Phát triển bền vững là một khái niệm mới và tƣơng đối rộng nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tƣơng lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hƣớng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lƣợc phù hợp nhất với quốc gia đó. Phát triển bền vững có thể có nhiều cách hiểu khác nhau:
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm
Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) phát triển bền vững với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trƣờng sinh thái học”.
Năm 1987 Uỷ ban Môi trƣờng và Phát triển của Liên Hợp Quốc đã đƣa ra khái niệm Phát triển bền vững: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con ngƣời nhƣng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tƣơng lai”.
Trong cuốn “Hãy cứu lấy trái đất” (1991) thì phát triển bền vững đƣợc định nghĩa là sự nâng cao chất lƣợng cuộc sống con ngƣời trong lúc đang tồn tại, trong khuôn khổ đảm bảo các hệ thống sinh thái.
GS.TS Lê Thạc Cán – Viện trƣởng viện Môi Trƣờng và Phát triển bền vững cho rằng “Phát triển bền vững là sự sử dụng tài nguyên thiên nhiên, trong điều kiện môi trƣờng hiện có để thoả mãn nhu cầu của các thế hệ con ngƣời đang sống, nhƣng phải đảm bảo cho các thế hệ tƣơng lai những điều kiện tài nguyên và môi trƣờng cần thiết để họ có thể sống tốt hơn”.
Từ những nhận định trên, chúng tôi đƣa ra quan điểm “Phát triển bền vững là sự phát triển lâu dài phù hợp với yêu cầu của thế hệ hôm nay mà không gây ra những khả năng nguy hại đến các thế hệ mai sau trong việc thỏa mãn nhu cầu riêng và trong việc lựa chọn ngưỡng sống của họ”. Phát triển bền vững đƣợc coi là việc đáp ứng ngày càng tốt hơn
các nhu cầu hiện tại của loài ngƣời đồng thời với việc cải thiện chất lƣợng cuộc sống của thế hệ hiện tại cũng nhƣ của các thế hệ tƣơng lai.
Phát triển bền vững phải đƣợc thể hiện đồng thời ở các khía cạnh: phát triển kinh tế bền vững, phát triển xã hội bền vững và phát triển môi trƣờng bền vững. Trong đó việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, việc chọn cơ cấu đầu tƣ, chọn các loại hình tiến bộ kĩ thuật để áp dụng và chọn cơ cấu hành chính phù hợp với nhu cầu hiện tại và tƣơng lai.
Mô hình phát triển bền vững đƣợc xây dựng trên cơ sở các tính toán khoa học, khách quan, định lƣợng cụ thể. Các tác động tích hợp và xu thế phát triển của ba nhóm mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trƣờng theo hƣớng bền vững hay còn gọi là tam giác phát triển bền vững đã đƣợc thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu phát triển cho từng ngành, từng lĩnh vực và từng địa phƣơng trong mỗi quốc gia.
Tam giác phát triển bền vững
Nguồn: Tham luận tại Hội nghị “Hậu khủng hoảng tài chính thế giới và phát triển bền vững”, TP Đà Nẵng, ngày 7-10/3/2010.