PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Bàn về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững trong kinh doanh, thực trạng và giải pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 86)

3.3.1. Thực trạng

Ở nƣớc ta, quan điểm phát triển nhanh và bền vững đã đƣợc nhận thức rất sớm và thể hiện trong nhiều chủ trƣơng, nghị quyết của Đảng. Ngay từ Đại hội III năm 1960 và Đại hội IV năm 1976, Đảng ta đã đặt mục tiêu “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”. Đại hội VII thông qua Chiến lƣợc Phát triển kinh tế - xã hội 1991 – 2000, nhấn mạnh “Tăng trƣởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá, bảo vệ môi trƣờng”. Đại hội VIII nêu bài học “Tăng trƣởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trƣờng sinh thái”.

Chiến lƣợc Phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 thông qua tại Đại hội IX khẳng định “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trƣởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trƣờng”. Đại hội X nêu bài học về phát triển nhanh và bền vững, trong đó ngoài các nội dungphát triển kinh tế, xã hội, môi trƣờng còn bổ sung yêu cầu phát triển toàn diện con ngƣời, thực hiện dân chủ và xác định mục tiêu tổng quát của Kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 là “Phấn đấu tăng trƣởng kinh tế với nhịp độ nhanh, chất lƣợng cao và bền vững hơn, gắn với phát triển con ngƣời”. Trong mƣời năm qua, thực hiện Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, nƣớc ta đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn và rất quan trọng.

 Về kinh tế: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân đạt gần 7,3%/năm, thuộc nhóm nƣớc có tốc độ tăng trƣởng cao trong khu vực. GDP bình quân đầu ngƣời năm 2010 đạt khoảng 1.200 USD, vƣợt qua ngƣỡng nƣớc đang phát triển có thu nhập thấp. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế đƣợc giữ vững, thâm hụt ngân sách và nợ quốc gia đƣợc kiểm soát trong giới hạn an toàn. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện tốt hơn. Thu nhập thực tế bình quân đầu ngƣời 10 năm qua tăng khoảng 2,3 lần. Công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt nhiều thành tựu nổi bật, đƣợc quốc tế đánh giá cao. Chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn giảm từ 2,3 lần năm 1999 xuống còn 2 lần năm 2008.

Trẻ em đƣợc quan tâm bảo vệ, chăm sóc; tỷ lệ trẻ dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng giảm từ 33,8% xuống còn dƣới 18%. Tuổi thọ bình quân tăng từ 67 lên 72 tuổi. Cả nƣớc đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) không ngừng tăng lên, năm 2008 là 0.733, thuộc nhóm nƣớc trung bình cao trên thế giới. Mức hƣởng thụ văn hoá, điều kiện tiếp cận thông tin của ngƣời dân đƣợc nâng lên rõ rệt. Hệ thống phúc lợi và an sinh xã hội đƣợc coi trọng và từng bƣớc mở rộng. Cùng với những kết quả to lớn trong việc xã hội hoá phát triển các lĩnh vực xã hội, ngân sách nhà nƣớc chi cho các lĩnh vực này không ngừng tăng lên; bảo hiểm y tế đƣợc mở rộng từ 13,4% dân số năm 2000 lên khoảng 62% năm 2010. Bình đẳng giới có nhiều tiến bộ, tỷ lệ phụ nữ tham gia Quốc hội và giữ các trọng trách trong hệ thống chính trị ngày càng cao. Năm 2008, nƣớc ta đã hoàn thành hầu hết các Mục tiêu Thiên niên kỷ đặt ra cho năm 2015.

Nhƣng mới đây nhất, tình hình chính sự ở biển Đông đã ít nhiều ảnh hƣởng đến nền kinh tế Việt Nam, cũng gây nên trở ngại trong sự phát triền kinh tế bền vững. Chẳng hạn, Trung Quốc chuyên nhập hàng cao su của Việt Nam, nhƣng hiện nay giá cao su Việt Nam rớt xuống trầm trọng vì ngoài đầu ra là Trung Quốc thì Việt Nam chƣa có nguồn khách hàng nào khác, hay các doanh nghiệp Việt Nam trƣớc giờ nhập nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc, nhƣng tình hình giờ thì khó mà nhập đƣợc nữa. Đây đƣợc xem là thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, trƣớc tình hình này ngày 22-5 vừa qua các diễn giả trong và ngoài nƣớc đã thảo luận về những mô hình mới để phát triển bền vững tại Việt Nam bằng cách mở rộng nguồn cung ứng nguyên liệu ngoài thị trƣờng Trung Quốc.

 Về môi trƣờng: Công tác bảo vệ môi trƣờng đƣợc quan tâm và có mặt đƣợc cải thiện.. Quốc phòng, an ninh đƣợc giữ vững. Chính trị - xã hội ổn định. Diện mạo của đất nƣớc có nhiều thay đổi; thế và lực của nƣớc ta vững mạnh thêm nhiều; vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế đƣợc nâng cao; tạo ra những tiền đề quan trọng để phát triển nhanh, bền vững và nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân. Bên cạnh những kết quả nêu trên, trong sự phát triển cũng còn nhiều yếu kém, bất cập. Những thành tựu đạt đƣợc chƣa tƣơng xứng với tiềm năng. Chất lƣợng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Tiêu hao nguyên liệu, năng lƣợng còn rất lớn. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên chƣa thật hợp lý và tiết kiệm. Môi trƣờng sinh thái nhiều nơi bị ô nhiễm nặng.

 Về văn hóa- xã hội: Các lĩnh vực văn hoá, xã hội còn nhiều bất cập, một số mặt vẫn còn bức xúc; tệ nạn xã hội có chiều hƣớng gia tăng; ùn tắc và tai nạn giao thông còn nghiêm trọng; tham nhũng chƣa bị đẩy lùi; chất lƣợng giáo dục và đào tạo, nhất là đào tạo đại học và dạy nghề còn yếu kém và chậm đƣợc cải thiện; các bệnh viện bị quá tải, chất lƣợng dịch vụ y

Một phần của tài liệu Bàn về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững trong kinh doanh, thực trạng và giải pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)