Tình hình thực hiện báo cáo phát triển bền vững trên thế giới

Một phần của tài liệu Bàn về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững trong kinh doanh, thực trạng và giải pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 61)

Cụ thể, hiện đã có trên 600 tổ chức từ 65 quốc gia tham gia thực hiện sáng kiến báo cáo toàn cầu, trong đó 6 quốc gia tham gia nhiều nhất là: Úc, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi và Mỹ. Nếu phân chia theo các Châu lục thì Châu Âu (chiếm 45%), Châu Á 18%, Bắc Mỹ 14%, Mỹ Latinh 14%, Châu Phi 5%.

Theo đó, đã có trên 30 quốc gia đƣa ra 142 qui định pháp lý cho báo cáo bền vững, trong đó 65% các qui định mang tính chất bắt buộc, chẳng hạn Nam Phi có qui định “KING CODE III”, Trung quốc có “Hƣớng dẫn các doanh nghiệp Nhà nƣớc thực hiện TNXH”; Ấn Độ quy định điều 47 trong Luật Cty TNHH bắt buộc các công ty tài nguyên thiên nhiên phải ban hành các chƣơng trình trách nhiệm xã hội, Bồ Đào Nha có chỉ số phát triển bền vững cho doanh nghiệp…

Một báo cáo khảo sát về nhu cầu phát triển bền vững cho thấy, 96% các CEO tin rằng những vấn đề bền vững nên phải đƣợc lồng ghép đầy đủ vào trong chiến lƣợc và các hoạt

công của doanh nghiệp trong tƣơng lai; 88% CEO tin rằng nên lồng ghép bền vững thông qua chuỗi cung ứng của họ. Riêng trên thị trƣờng chứng khoán thế giới, từ năm 2006 báo cáo bền vững đã đƣợc nhiều quốc gia yêu cầu hoặc hƣớng dẫn tự nguyện cho các doanh nghiệp khi niêm yết trên sàn chứng khoán.

Chẳng hạn, năm 2006 Trung Quốc ban hành yêu cầu báo cáo bền vững đối với doanh nghiệp Nhà nƣớc. Năm 2007 Malaysia yêu cầu các công ty niêm yết công khai các hoạt động về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và nếu không thì phải cung cấp một tuyên bố về việc đó. Năm 2008, thị trƣờng chứng khoán Thƣợng Hải và Thẩm Quyến công bố yêu cầu đối với doanh nghiệp niêm yết phải báo cáo các hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Năm 2010, Nam Phi yêu cầu mọi doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Johanesburg bắt đầu công bố “báo cáo tích hợp” thƣờng niên về hoạt động tài chính và PTBV. Năm 2011, Ủy ban chứng khoán Ấn Độ SEBI qui định các tổ chức đã niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán phải đệ trình báo cáo trách nhiệm kinh doanh, nhƣ là 1 phần của báo cáo hàng năm.

Thị trƣờng chứng khoán Hồng Kông công bố Tài liệu Tham vấn về báo cáo môi trƣờng, xã hội và quản trị (ESG). Thị trƣờng chứng khoán Singapore công bố Hƣớng dẫn BCBV... Thái Lan cũng dựa vào ISO 26000 và các hƣớng dẫn quốc tế khác nhƣ UNGC & GRI để yêu cầu thực hiện BCBV... Ngoài ra, hàng loạt sáng kiến về BCBV cũng đang đƣợc Liên Hợp quốc và các tổ chức thực hiện nhƣ: Mạng lƣới Hiệp ƣớc toàn cầu của Liên hiệp quốc (UNGC); Báo cáo doanh nghiệp bền vững toàn cầu năm 2013; Khung báo cáo tích hợp quốc tế (IIRC); Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (GRI)...

Nguồn:Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp, http://vbcsd.vn/detail.asp?id=490

Một phần của tài liệu Bàn về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững trong kinh doanh, thực trạng và giải pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 61)