Thực trạng

Một phần của tài liệu Bàn về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững trong kinh doanh, thực trạng và giải pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 75)

Có thể lƣợc qua một vài ví dụ điển hình đƣợc cho là nổi bật tại thị trƣờng Việt Nam:

Ví dụ về sự việc “động trời” ập đến Vedan “giết” sống Thị Vải Giới thiệu công ty:

Công ty Vedan Việt Nam xây dựng nhà máy vào năm 1991 tại xã Phƣớc Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, tổng diện tích 120 hecta.

Hoạt động: Nhà máy sút – Clo, nhà máy bột ngọt, nhà máy tinh bột, nhà máy tinh bột biến đổi, nhà máy lysine, nhà máy phát điện và hơi

Thành công gặt hái đƣợc:

- Sản xuất ra sản phẩm bột ngọt chất lƣợng quốc tế (sản phẩm của công ty Vedan VN đƣợc giải thƣởng sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2009)

- Tham gia các hoạt động từ thiện công ích xã hội nhƣ xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ nhân dân bị thiên tai lũ lụt, tài trợ học bổng, xây nhà tình nghĩa... Mƣời năm qua số tiền quyên góp đã trên 10 tỷ đồng Việt Nam.

- 6/8/2009 tài trợ 130 triệu đồng cho 13 hộ gia đình chính sách ở huyện Long Thành Đồng Nai.

- Ủng hộ đồng bào lũ lụt miền trung năm 2009: 100 triệu đồng

Hậu quả gây ra:

Năm 1994, ngay sau khi đi vào hoạt động chính thức, Công ty Vedan đã thải chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng sông Thị Vải làm thủy sản chết hàng loạt.

Năm 1995, Công ty Vedan đã đồng ý đền bù với danh nghĩa là hỗ trợ ngƣ dân chuyển đổi sản xuất với số tiền 15 tỷ đồng cho 3 tỉnh/thành phố: Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh.

Lƣu lƣợng nƣớc thải của Công ty Vedan trung bình khoảng 5,000 – 5,800 m3/ngày, đã đƣợc xử lý tại 3 hệ thống xử lý nƣớc thải không đạt tiêu chuẩn cho phép. Phạm vi ảnh hƣởng đối với dòng chính sông Thị Vải khoảng 25 km, trong đó có khoảng 12km bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng. 1,530 hộ dân Cần Giờ thiệt hại do ô nhiễm sông Thị Vải, tổng giá trị thiệt hại đối với các hộ dân này là hơn 567.7 tỉ đồng. Trên 10 ha sản xuất 3 vụ lúa/năm do ô nhiễm phải bỏ hoang từ hàng chục năm qua. 2685 ha đất nuôi trồng thuỷ sản bị ô nhiễm.

Hơn 40 hộ dân tại khu vực này làm nghề nuôi trồng thuỷ sản với diện tích mặt nƣớc 70 ha cũng bị ảnh hƣởng nặng nề bởi ô nhiễm, tôm cá không thể sống nổi, nhiều ao hồ phải bỏ không từ nhiều năm qua… Thiệt hại về sức khoẻ con ngƣời thì không thể thống kê đƣợc. Thất thoát của nhà nƣớc một khoản phí lớn. Gây tâm lí hoang mang cho ngƣời tiêu dùng: hàng loạt siêu thị, chợ tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cùng đƣa ra quyết định tẩy chay sản phẩm của vedan.

Nguồn: http://www.doko.vn/luan-van/phan-tich-moi-quan-he-giua-dao-duc-kinh- doanh-va-trach-nhiem-xa-hoi-cua-doanh-nghiep-chi-ro-cach-thuc-xay-dung-dao-duc-kinh- doanh--299845

Hay ví dụ khác:

Án phạt hơn 420 triệu đồng mà UBND tỉnh Thanh Hóa dành cho Công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái vẫn chƣa thể làm yên lòng dƣ luận, đặc biệt là những ngƣời dân trực tiếp bị ảnh hƣởng tại huyện Cẩm Thủy. Không ít ý kiến vẫn hoài nghi về mức độ sai phạm của doanh nghiệp cũng nhƣ trách nhiệm của các cơ quan quản lý liên quan. Và một mối băn khoăn bên lề cũng đƣợc đặt ra xung quanh vụ việc này là phải chăng hành vi vi phạm của Nicotex chính là một trong những biểu hiện của suy thoái đạo đức doanh nghiệp?

Nicotex vốn là một công ty chuyên về sản xuất (sang chai, đóng gói), kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, và Thanh Thái là một trong số các cơ sở sang chai, đóng gói hóa chất bảo vệ thực vật của đơn vị.

- Các loại hoạt chất để sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật (thuốc diệt cỏ, thuốc diệt côn trùng hay sinh vật có hại, thuốc dẫn dụ, thuốc kích thích sinh trƣởng…) dù là thế hệ thuốc mới, thân thiện với môi trƣờng, dù đƣợc tổng hợp bằng phƣơng pháp hóa học hay chiết xuất từ tự nhiên thì cũng đều là hóa chất hay chủng vi sinh có độ độc nhất định đối với các cơ thể sống.

- Về nguyên tắc, các công ty sản xuất hay sang chai đóng gói hóa chất nói chung và hóa chất bảo vệ thực vật nói riêng phải nắm đƣợc các thông tin về tính nguy hiểm của các sản phẩm mình sản xuất, kinh doanh cũng nhƣ các giải pháp liên quan đến quản lý an toàn các loại sản phẩm này ở tất cả các khâu sản xuất, lƣu trữ, vận chuyển, sử dụng và thải loại khi chúng là phế phẩm hay chất thải. Đặc biệt, các đơn vị này phải nắm rất rõ tính chất nguy hại của chúng khi ở dạng chất thải đƣợc thải vào môi trƣờng để xây dựng các phiếu thông tin về an toàn hóa chất nhằm cung cấp cho ngƣời dùng kèm theo mỗi sản phẩm.

- Nicotex, một công ty sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trong nhiều năm liền chắc chắn họ phải hiểu rằng việc kéo dài hoạt động chôn lấp hóa chất, chất thải nguy hại trái phép sẽ gây ảnh hƣởng nhƣ thế nào tới môi trƣờng, sức khỏe con ngƣời, và trƣớc tiên gây ảnh hƣởng cho chính những công nhân của họ. Tuy nhiên, họ vẫn làm và khi bị phát hiện thì cố tình che giấu hành vi vi phạm bằng mọi cách. Có thể hiểu, ngoài lợi ích kinh tế chi phối mạnh mẽ, nguyên nhân cơ bản và sâu xa có lẽ nằm ở chính ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp, khái quát hơn là vấn đề về đạo đức doanh nghiệp.

Nguồn: http://www.thiennhien.net/2013/09/26/nicotex-va-cau-chuyen-dao-duc- doanh-nghiep/

Ví dụ thứ 3:

Thời gian gần đây, ngày càng nhiều cán bộ ngân hàng bị truy tố do vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp nhƣ: lừa đảo chiếm đoạt tiền của khách hàng, rút tiền ngân hàng. Những vụ việc trên đã gióng lên hồi chuông báo động cho vấn đề đạo đức kinh doanh trong hệ thống ngân hàng.

Có thể thấy, chƣa có khi nào những thông tin liên quan đến đạo đức kinh doanh trong hoạt động ngân hàng lại nhiều nhƣ vài năm trở lại đây. Hàng loạt vụ việc liên quan đến các cán bộ tín dụng, lãnh đạo chi nhánh, thậm chí là lãnh đạo cao cấp của một số ngân hàng ôm tiền bỏ trốn hay lấy tiền của ngân hàng hoặc chiếm đoạt tài sản của khách hàng để đầu tƣ vào bất động sản, chứng khoán, vàng... đã đƣợc phanh phui.

Nguồn:http://m.nguoiduatin.vn/nong-chuyen-dao-duc-ngan-hang-a84634.html

Nhƣ các vụ án lửa đảo của Huỳnh Thị Huyền Nhƣ, nguyên là Phó phòng quản lý rủi ro Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam (Vietinbank) chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, Quyền Trƣởng phòng Giao dịch Điện Biên Phủ, đã lừa đảo chiếm đoạt tiền của 9 công ty, 4 ngân hàng, 3 cá nhân. Với tổng số tiền là 5000 tỷ đồng . Các ngân hàng bị lừa là Ngân Hàng Công Thƣơng (Vietinbank), Ngân hàng ACB, Ngân hàng Nam Việt và Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB), Ngân hàng Quốc tế VIB chi nhánh TP. Hồ Chí Minh 180 tỉ đồng. Công ty cổ phần chứng khoán SaigonBank - Berjaya (viết tắt là SBBS) bị gạt 210 tỷ đồng

Nguồn:

http://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%A5_%C3%A1n_Hu%E1%BB%B3nh_Th%E1%B B%8B_Huy%E1%BB%81n_Nh%C6%B0

Thậm chí trong Nƣớc tƣơng có chứa chất 3-MCPD vƣợt mức cho phép, taxi có đồng hồ tính cƣớc bị đứt và không còn niêm chì... đang là những vấn đề gây xôn xao dƣ luận. Phải chăng vì lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp đã bỏ qua “đạo đức kinh doanh”?

Ví dụ mới nhất, xôn xao nhất

Trƣớc việc Vinaphone dùng clip những trẻ em chết vì sởi ra kinh doanh, nhiều ngƣời đều cho rằng việc trục lợi trên nỗi đau của ngƣời khác, đặc biệt với trẻ em, là một hành động thiếu sự suy nghĩ, thiếu đi sự kiểm tra, kiểm soát của nhà mạng. Vinaphone cho rằng: Với mục tiêu hỗ trợ và cảnh báo khách hàng về cách phòng chống bệnh sởi, VinaPhone đã đăng các thông tin cập nhật về tác hại, cũng nhƣ các hƣớng dẫn cách phòng chống bệnh sởi trên Cổng dịch vụ video Vclip. Tuy nhiên, do sơ suất trong quá trình soạn tin nhắn quảng bá nên tiêu đề các video clip đƣợc trích dẫn không phù hợp gây phản cảm, gây hiểu lầm tới khách hàng. Là một doanh nghiệp viễn thông lớn, chúng tôi luôn nhận thức sâu sắc về trách nhiệm với xã hội, đồng thời luôn cố gắng tối đa chia sẻ và tham gia vào.

Nhƣng riêng sự kiện này thôi cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến uy tín, thƣơng hiệu của Vinaphone, ảnh hƣởng đến “trách nhiệm với xã hội” mà Vinaphone đƣa ra. Tiếp theo, Vinaphone nhận lỗi “sơ suất trong quá trình soạn tin nhắn” mà không có một lời xin lỗi về vụ đem clip dịch sởi ra kinh doanh. Câu hỏi đặt ra ở đây là: Sơ suất trong quá trình soạn tin nhắn vậy có sơ suất trong việc kiểm duyệt nội dung?

Có sơ suất trong hoạch định chiến lƣợc kinh doanh hay không? Đây rõ rang là một quy trình quản lý không chặt chẽ. Nếu nói lỗi do “sơ suất trong quá trình soạn thảo” nghĩa là do nhân viên soạn thảo thì cần chỉ rõ, họ là ai? Nhƣng quan trong hơn, những nhân viên này không thể tùy tiện soạn thảo tin nhắn rồi gửi ngay tới khách hàng đƣợc.

Trên tất cả, các vấn đề ở đây vẫn xuất phát từ lòng tham và ý muốn trục lợi của cá nhân hoặc một nhóm cá nhân, mang dáng dấp của vấn nạn nổi cộm và đang đƣợc chú ý ở Việt Nam trong những năm gần đây là nạn tham nhũng, hối lộ trên tất cả các lĩnh vực mà đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh. Con ngƣời bị giá trị đồng tiền thao túng, bị lợi nhuận làm cho mờ mắt mà không hề quan tâm đến lợi ích của cộng đồng và xã hội, họ kiếm tiền và thỏa mãn khát vọng làm giàu của mình mặc cho đạo đức kinh doanh, đạo đức xã hội ngày một đi xuống.

Tham nhũng tại Việt Nam là một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Theo định nghĩa thì "tham nhũng" hay "tham ô" là hành vi "của ngƣời lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân".

Đại diện Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp VN (VCCI) nhận định: "Tham nhũng đang hủy hoại sự tôn trọng của DN đối với pháp luật. Bởi ngƣời dân và DN sẽ liên tƣởng đến việc phải tuân thủ pháp luật là bị đòi hối lộ hơn là vì lợi ích chung của xã hội".

3.1.2. Nguyên nhân tham nhũng

 Thứ nhất, hệ thống tổ chức bộ máy cồng kềnh, tầng nấc, quan liêu nặng nề.

 Thứ hai, hệ thống thể chế luật pháp và tổ chức thực hiện, thi hành luật pháp không đồng bộ, chất lƣợng thấp, hiệu lực yếu, hiệu quả kém.

 Thứ ba, tham nhũng trong chính trị, trong chính sách làm quyền lực chân chính bị tha hóa, suy thoái, hƣ hỏng ngày càng trầm trọng trong một bộ phận quan chức, công chức, viên chức gây tổn hại tới lợi ích và cuộc sống của dân.

 Thứ tƣ, kiểm soát quyền lực chậm trễ, không rõ ràng cả trong nhận thức và hành động.

 Thứ năm, đội ngũ công chức thiếu tính chuyên nghiệp. Hoạt động điều hành quản lý thiếu tính hiện đại. Văn hóa từ chức, văn hóa xin lỗi chậm hình thành, không đƣợc thực hiện nghiêm túc, lại có nguy cơ bị hình thức hóa.

 Thứ sáu, cơ chế dùng ngƣời, đặt ngƣời vào công việc bộc lộ nhiều bất ổn.

 Thứ bảy, trình độ học vấn, văn hóa, nhất là văn hóa pháp luật thấp, không chỉ ở dân thƣờng mà còn ở tầng lớp có học thức, ở cả công chức, viên chức và quan chức. Coi thƣờng pháp luật còn diễn ra phổ biến.

 Thứ tám, bất công xã hội còn nhiều. Phân hóa thu nhập, phân hóa giàu nghèo có xu hƣớng gia tăng.

 Thứ chín, tình trạng hƣ danh, hám danh, tham chức, tham quyền, trục lợi kèm theo sự suy đồi đạo đức, dƣ luận xã hội tích cực phát triển một cách yếu ớt, không tạo đƣợc áp lực đủ mạnh chống tham nhũng.

 Thứ mƣời, sự thiếu gƣơng mẫu của không ít cán bộ lãnh đạo, quản lý, kể cả ở cấp cao. “Thƣợng bất chính hạ tất loạn…”

Một phần của tài liệu Bàn về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững trong kinh doanh, thực trạng và giải pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)