Các mặt tiêu cực

Một phần của tài liệu Bàn về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững trong kinh doanh, thực trạng và giải pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 91)

Ô nhiễm môi trƣờng tại Việt Nam đang ở mức trầm trọng

Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nằm trong danh sách 6 thành phố ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thế giới. Với tốc độ tăng trƣởng GDP hàng năm đạt trên 8%, Việt Nam đang đối mặt với một hiểm hoạ ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Do tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá nhanh chóng, ô nhiễm môi trƣờng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã trở thành một vấn đề trọng điểm của quốc gia. Các chuyên gia cho biết, nếu tính đến cả các tổn thất môi trƣờng thì tốc độ tăng GDP thực tế của Việt Nam sẽ chỉ là 3-4%.

Trong 3 tháng đầu năm, cơ quan chức năng đã phát hiện 1346 vụ vi phạm quy định về vệ sinh môi trƣờng tại 39 tỉnh, thành phố thuộc Trung ƣơng, trong đó 709 vụ đã bị xử lý với tổng số tiền phạt trên 19 tỷ đồng. Riêng tháng Ba đã phát hiện 770 vụ vi phạm, trong đó 320 vụ bị xử lý với tổng số tiền phạt là 15 tỷ đồng.

Bản tổng kết môi trƣờng toàn cầu do Chƣơng trình Môi trƣờng Liên Hợp Quốc (UNEP) mới công bố cho thấy Việt Nam có hai thành phố nằm trong danh sách 6 thành phố bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất trên thế giới. Theo tiến sĩ Hoàng Dƣơng Tùng - Giám đốc Trung tâm Quan trắc và thông tin môi trƣờng thuộc Cục Bảo vệ môi trƣờng (Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng), Việt Nam đối mặt với tất cả các vấn đề đƣợc nêu trong báo cáo. Về nồng độ bụi, hai thành phố lớn nhất Việt Nam chỉ đứng sau Bắc Kinh, Thƣợng Hải, New Delhi và Dhaka.

Mối đe doạ tiềm tàng này chắc chắn sẽ cản trở quá trình phát triển hơn nữa của các thành phố này. Theo một nghiên cứu về các chỉ số môi trƣờng ổn định do Trƣờng Đại học Yale (Mỹ) thực hiện trong năm 2006, Việt Nam đứng thứ hạng thấp nhất trong số 8 nƣớc Đông Nam Á. Báo cáo về thay đổi khí hậu của Ngân hàng Thế giới trong năm 2007 cũng cho thấy Việt Nam là một trong hai quốc gia sẽ chịu ảnh hƣởng lớn nhất của tình trạng băng tan.

Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng, Việt Nam sẽ mất 17% sản lƣợng nông nghiệp. Các chuyên gia dự báo Khu kinh tế Dung Quất tại Việt Nam có thể thấp hơn mực nƣớc biển.

70% chất thải khí từ phƣơng tiện giao thông

Cục Bảo vệ môi trƣờng Việt Nam cho hay, tại các khu đô thị, 70-90% nguồn ô nhiễm là do khí thải từ các phƣơng tiện tham gia giao thông. Các phƣơng tiện này phát thải ra môi trƣờng một lƣợng lớn carbon dioxide và các chất độc hại khác. Trƣớc năm 1980, hơn 80-90% số dân thành thị sử dụng xe đạp. Hiện nay, hơn 80% số ngƣời dân sử dụng xe gắn máy. Năm 2007, Hà Nội có hơn 1,7 triệu xe máy và TP. Hồ Chí Minh có khoảng 3,8 triệu. Những con số này gia tăng đáng kể với tốc độ tăng trung bình 10-15%/năm.

Ngoài khí thải từ các phƣơng tiện giao thông và khói từ các khu công nghiệp, chất thải và nƣớc thải cũng là những nhân tố chính gây lên tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng. Nhiều khu công nghiệp và khu dân cƣ không có hệ thống nghiền và xử lý chất thải ở mức chuẩn tối thiểu. Các chất thải không đƣợc qua xử lý bị xả ra sông, hồ xung quanh các thành phố. Các con sông nhƣ Tô Lịch, Kim Ngƣu và sông Sài Gòn bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Chính phủ Việt Nam khuyến khích các hoạt động phát triển kinh tế đồng thời có lợi cho môi trƣờng và vì thế, theo những thông tin mới đƣợc công bố, Chính phủ hiện đang phối hợp với Gamuda - tập đoàn phát triển cơ sở hạ tầng và bất động sản hàng đầu tại Malaysia - nhằm cải tạo công viên Yên Sở thành một công viên mang tầm cỡ quốc tế. Năm hồ trong công viên sẽ đƣợc nạo vét, nhà máy xử lý nƣớc thải sẽ đƣợc xây dựng với khả năng xử lý nửa lƣợng nƣớc thải của Hà Nội, góp phần giảm ô nhiễm nƣớc và không khí cho các khu vực lân cận.

Doanh nghiệp “xẻ thịt” núi đá làm ô nhiễm môi trƣờng – Vạn Khánh, Vạn Thắng, Xuân Sơn (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa)

Những doanh nghiệp hiện tại đang khai thác đá Granit trên địa bàn trên là các công ty TNHH Xây dựng Thuận Đức, công ty TNHH Thƣơng Mại Sơn Phát, công ty cổ phần Phú Tài… Những công ty này hiện đã đƣa nhiều máy móc chuyên dùng để khai thác đá lên các quả núi và cho xây dựng các nhà máy sản xuất án ngữ ngay dƣới chân núi. Việc khai thác đá Granit đã làm ô nhiễm môi trƣờng, ô nhiễm nguồn nƣớc tại khu vực này.

Nhiều ngƣời dân sống dọc Quốc lộ 1A cho biết, quá trình khai thác đá diễn ra thƣờng xuyên với quy mô lớn khiến cuộc sống của ngƣời dân ít nhiều bị đảo lộn. Đặc biệt là tiếng ồn và bụi bặm mà các cơ sở sản xuất đá Granite gây ra. Bên cạnh đó, nguy cơ về sạt lở đá luôn tiềm ẩn khả năng xảy ra khiến ngƣời dân xung quanh hết sức lo ngại.

Một thời gian dài ngƣời dân phƣờng Trƣờng Thi phải sống trong ô nhiễm do Nhà máy Bia Sài Gòn – Nghệ Tĩnh tại số 54 đƣờng Phan Đăng Lƣu gây ra. Thế nhƣng Chính phủ không giải quyết thỏa đáng chỉ vì công ty này đã đóng góp 167 tỉ đồng cho ngân sách nhà nƣớc?

Nguồn: Báo ngƣời đƣa tin ngày 15.05.2014, http://www.nguoiduatin.vn/tag/%C3%B4-nhi%E1%BB%85m-m%C3%B4i-

tr%C6%B0%E1%BB%9Dng

3.4.2.2. Các mặt tích cực và thành tựu đạt được

Quỹ bảo vệ môi trƣờng Việt Nam

Mục Tiêu của tổ chức:

- Huy động tốt cho mọi nguồn tài chính cho bảo vệ môi trƣờng - Sử dụng tốt nguồn vốn do Quỹ quản lý

Ngày 15/5/2014, Quỹ Bảo vệ môi trƣờng Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH MTV Võ Việt Chung thực hiện chƣơng trình nhặt rác, trồng cây ven biển Phan Thiết trong khuôn khổ các hoạt động của dự án “Blue Ocean World” góp phần bảo vệ môi trƣờng biển Việt Nam trƣớc nguy cơ bị ô nhiễm ngày càng tăng.

Bà Nguyễn Thị Quỳnh Hoa - Phó Chủ tịch UBND phƣờng Mũi Né – TP. Phan Thiết cho biết: “Thông qua những hoạt động thiết thực của chương trình, chúng tôi mong muốn góp phần nâng cao nhận thức và hành động của cộng đồng, hướng đến việc làm sạch môi trường biển đang bị ô nhiễm, quảng bá du lịch biển nước ta”.

Chƣơng trình này đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng về việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về môi trƣờng biển nói riêng cũng nhƣ bảo vệ môi trƣờng nói chung.

Dự án “Quản lý ô nhiễm các khu công nghiệp thuộc lƣu vực sông Đồng Nai, sông Nhuệ - Đáy” (sau đây viết tắt là Dự án VIPM) do Ngân hàng Thế giới tài trợ.

Đã đƣợc Chính Phủ Việt Nam phê duyệt và mục tiêu nhằm thực hiện có hiệu quả công tác kiểm soát ô nhiễm công nghiệp ngay tại nguồn và tăng cƣờng năng lực thể chế trong triển khai các biện pháp chính sách về bảo vệ môi trƣờng công nghiệp.

Quỹ Bảo vệ môi trƣờng Việt Nam là đơn vị đƣợc giao thực hiện Hợp phần 2 - “Thí điểm cho vay đầu tƣ xây dựng các trạm xử lý nƣớc thải tập trung tại các khu công nghiệp” của Dự án VIPM với số vốn nhận ủy thác cho vay ƣu đãi là 20,473 triệu USD. Dự kiến sẽ có khoảng 10 khu công nghiệp thuộc 4 tỉnh Hà Nam, Nam Định, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu đáp ứng các tiêu chí của Dự án đƣợc vay vốn để đầu tƣ xây dựng nhà máy xử lý nƣớc thải tập trung và mở rộng nhà máy xử lý thải hiện có đạt quy chuẩn quốc gia về môi trƣờng.

Ứng dụng thành công mô hình lò đốt rác thải công nghệ mới

Huyện Cẩm Khể, tỉnh Phú Thọ đã mạnh dạn nghiên cứu ứng dụng và đƣa vào sử dụng lò đốt rác thải sinh hoạt theo công nghệ NFi-05. Sau khi nghiên cứu, huyện Cẩm Khê đã thí điểm đầu tƣ lắp đặt 1 lò đốt rác bằng không khí tự nhiên NFi-05, sản phẩm đƣợc sản xuất tại Thái Lan, sử dụng công nghệ Nhật Bản, với công suất đốt 5 tấn rác/ngày.

Địa điểm thực hiện dự án tại khu Bến Cảng, thị trấn Sông Thao, huyện Cẩm Khê, trên diện tích đất 2.464m2. Dự án có tổng mức đầu tƣ 3,35 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 2,85 tỷ đồng, ngân sách huyện 500.000 triệu đồng. Kinh phí mua thiết bị đốt rác là 2,35 tỷ đồng, số còn lại chi cho hạng mục làm nhà khung, đổ bê tông khu chứa rác, đƣờng vào bãi rác, xây dựng nhà điều hành, san lấp đất và giải phóng mặt bằng.

3.4.3. Nguyên nhân và kiến nghị bảo vệ môi trường tại Việt Nam

3.4.3.1. Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, nhƣ sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu: nhận thức của ngƣời dân về vấn đề môi trƣờng còn chƣa cao… Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt động quản lý, bảo vệ môi trƣờng.

Nhận thức của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng nƣớc chƣa sâu sắc và đầy đủ; chƣa thấy rõ ô nhiễm môi trƣờng nƣớc là loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối với đời sống con ngƣời cũng nhƣ sự phát triển bền vững của đất nƣớc.

Các quy định về quản lý và bảo vệ môi trƣờng nƣớc còn thiếu (chẳng hạn nhƣ chƣa có các quy định và quy trình kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ nguồn nƣớc). Cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ quan, các ngành và địa phƣơng chƣa đồng bộ, còn chồng chéo, chƣa quy định trách nhiệm rõ ràng.

Chƣa có chiến lƣợc, quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nƣớc theo lƣu vực và các vùng lãnh thổ lớn. Chƣa có các quy định hợp lý trong việc đóng góp tài chính để quản lý và bảo vệ môi trƣờng nƣớc, gây nên tình trạng thiếu hụt tài chính, thu không đủ chi cho bảo vệ môi trƣờng nƣớc.

Ngân sách đầu tƣ cho bảo vệ môi trƣờng nƣớc còn rất thấp (một số nƣớc ASEAN đã đầu tƣ ngân sách cho bảo vệ môi trƣờng là 1% GDP, còn ở Việt Nam mới chỉ đạt 0,1%). Các chƣơng trình giáo dục cộng đồng về môi trƣờng nói chung và môi trƣờng nƣớc nói riêng còn quá ít. Đội ngũ cán bộ quản lý môi trƣờng nƣớc còn thiếu về số lƣợng, yếu về chất lƣợng (Hiện nay ở Việt Nam trung bình có khoảng 3 cán bộ quản lý môi trƣờng/1 triệu dân, trong khi đó ở một số nƣớc ASEAN trung bình là 70 ngƣời/1 triệu dân)...

Hiện thực cho thấy mặc dù Việt Nam có luật môi trƣờng, trong đó nêu rõ các tiêu chuẩn đánh giá kể cả các khung phạt nhất định khi vi phạm thế nhƣng nhƣ chúng ta hàng ngày hàng giờ chứng kiến thì Việt Nam vẫn đang trong tình trạng báo động về ô nhiễm, ngƣời ngƣời xả rác, nhà nhà xả rác, các doanh nghiệp thải chất thải... Doanh nghiệp gây ô nhiễm, chính quyền ngại xử vì coi trọng “đóng góp” cho ngân sách nhà nƣớc.

3.4.3.2. Đề xuất kiến nghị

Chiều ngày 5/5, Thƣ́ trƣởng Bô ̣ TN &MT Việt Nam Bùi Cách Tuyến đã tiếp bà Tomoko Ukishima - Thứ trƣởng Bộ Môi trƣờng Nhật Bản. Vớ i viê ̣c trao đổi nhiều vấn đề liên

các nội dung của Bản Ghi nhớ hợp tác về môi trƣờng đã đƣợc hai Bộ ký kết vào tháng 12/2013.

Thƣ́ trƣởng To moko Ukishima đã làm viê ̣c với 6 doanh nghiê ̣p Nhâ ̣t Bản đang hoa ̣t đô ̣ng ta ̣i Viê ̣t Nam. Đa ̣i diê ̣n các doanh nghiê ̣p này cho rằng , các quy định về môi trƣờng của Viê ̣t Nam khá cao (thâ ̣m chí cao hơn của Nhâ ̣t Bản ), khiến các doanh nghiê ̣ p khó đáp ƣ́ng nhƣ̃ng tiêu chí này . Do vâ ̣y, các doanh nghiệp Nhật Bản đề nghị , các quy định , tiêu chí môi trƣờng mà Viê ̣t Nam đƣa ra phải có tính khả thi cao hơn , tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhâ ̣t Bản tiếp tu ̣c đầu tƣ, phát triển.

Qua ví dụ trên cho thấy các qui định về môi trƣờng của Việt Nam đƣa ra quá cao và không mang tính thiết thực, không khả thi hay nói cách khác các qui định đó chỉ là qui định trên giấy tờ mà không đƣa vào thực tiễn, không đáp ứng đƣợc tiếng kêu cứu của môi trƣờng. Một vấn đề đƣợc đặt ra nữa là đó mức phạt cho một lần vi phạm về môi trƣờng không quá 500,000,000VND, một con số quá nhỏ so với những thiệt hại gây ra. Chính Phủ cần mạnh tay trong việc xử phạt thật nặng các doanh nghiệp vi phạm nhƣ một hình thức răng đe và giáo dục về môi trƣờng.

Không phải vì nể các doanh nghiệp đã đóng góp mà bỏ qua vấn đề xử lý, không nên coi thƣờng sinh mạng và sức khỏe ngƣời dân hơn mấy trăm tỉ đồng. Giáo dục nhận thức về bảo vệ môi trƣờng sống, bảo vệ bầu khí quyển, cần chính thức đƣợc đƣa vào chƣơng trình dạy và học của Việt Nam từ hệ mẫu giáo đến cấp Thạc Sĩ, để từ bé trẻ em đã đƣợc dạy về cách sống, thân thiện với môi trƣờng, không xả rác, không hút thuốc, không chặt cây bẻ cành…Mặc dù chỉ là các việc làm nhỏ nhƣng hình thành tƣ duy cho bé từ nhỏ sẽ tạo đƣợc những thói quen tốt khi lớn lên, khi mà các em mai sau sẽ là lãnh đạo các doanh nghiệp, lực lƣợng nòng cốt của Chính Phủ… Ít sử dụng xe máy, xây dựng phƣơng tiện giao thông công cộng, giáo dục ý thức cho ngƣời dân về mức độ ô nhiễm môi trƣờng do xe máy gây ra và sử dụng giao thông công cộng trong di chuyển.

3.5. Hệ thống tiêu chuẩn ISO tại Việt Nam

Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với ngƣời lao động và đối với môi trƣờng chẳng qua chỉ là những vấn đề chất lƣợng tƣơng tự nhƣ chất lƣợng sản phẩm mà các doanh nghiệp đã quen thuộc: chất lƣợng lao động và chất lƣợng đời sống. Ở những nƣớc châu Âu, ngƣời ta có khái niệm QSE (quality safety environment, chất lƣợng – an toàn lao động – môi trƣờng). Mục đích là mở rộng chính sách quản lý doanh nghiệp vƣợt khỏi khái niệm chất lƣợng để bao hàm thêm trách nhiệm xã hội, mở rộng sổ tay chất lƣợng (Quality Manual) thành sổ tay QSE (QSE Manual) và chứng nhận doanh nghiệp cùng một lúc theo cả ba tiêu chuẩn chất lƣợng,

an toàn lao động và môi trƣờng. Thực hiện đầy đủ cùng lúc ba chính sách này sẽ có thêm hiệu ứng hỗ trợ và giảm chi phí so với thực hiện riêng lẻ mỗi chính sách.

Các tiêu chuẩn và công cụ về chất lƣợng và môi trƣờng thì ai cũng biết. ISO (International Organization for Standardization, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế) đã công bố bộ tiêu chuẩn ISO 9000 về hệ thống quản lý chất lƣợng và ISO 14000 về hệ thống quản lý môi trƣờng, ISO 50001, hệ thống quản lý năng lƣợng. Còn về khía cạnh quản lý nhân lực, vấn đề này phức tạp vì không phải là một vấn đề kỹ thuật. Mỗi quốc gia có quan niệm khác nhau: (a) an toàn lao động là trách nhiệm cá nhân hay là trách nhiệm tập thể, (b) quyền lợi tối thiểu của ngƣời lao động về nhân phẩm và tính dân chủ do phía thuê lao động tự nguyện ban cho hay phải theo quy định của nhà nƣớc và thƣơng lƣợng tập thể.

Nhóm làm việc của ISO về trách nhiệm xã hội (WG SR) đã tham khảo rộng rãi mọi đối tác. Chỉ riêng trong năm 2007 có 320 đại diện của 55 nƣớc và 26 tổ chức quốc tế tham gia hội nghị của WC SR. Nếu không có gì thay đổi thì tiêu chuẩn hƣớng dẫn ISO 26000 sẽ đƣợc công bố vào năm 2010. Điều cần chú ý là tiêu chuẩn ISO 26000 chỉ là một tiêu chuẩn hƣớng

Một phần của tài liệu Bàn về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững trong kinh doanh, thực trạng và giải pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)