Cam kết học bài tập 10B (Assurance of Learning Exercise 10B)

Một phần của tài liệu Bàn về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững trong kinh doanh, thực trạng và giải pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 35)

Đạo đức về cài gián điệp vào các đối thủ cạnh tranh.

1.2.2.1. Mục đích của bài tập (Purpose)

Bài tập sẽ tạo cơ hội cho bạn thảo luận về các vấn đề đạo đức và pháp lý liên quan đến việc nhiều công ty “cài ngƣời” vào công ty đối thủ để nắm đƣợc thông tin và cạnh tranh không lành mạnh. Thu thập và sử dụng thông tin của đối thủ đƣợc xem là một lĩnh vực trong quản trị chiến lƣợc mà các công ty Nhật Bản làm tốt các công ty của Mỹ rất nhiều.

1.2.2.2. Hướng dẫn (Instructions)

Hãy viết ra một tờ giấy 18 hành động gián điệp sau và thử quyết định xem hoạt động nào là đúng đạo đức và phi đạo đức hay chúng có hợp pháp hay không?

Dùng các ký hiệu quy ƣớc sau để đánh dấu sau các hoạt động để dễ dàng tổng kết và so sánh.

- E thay thế cho Ethical : phù hợp với đạo đức - U thay thế cho Unethical: phi đạo đức - L thay thế cho Legal: hợp pháp - I thay thế cho Illegal: phạm pháp. 1. Mua rác của đối thủ.

2. Mổ xẻ - nghiên cứu sản phẩm của đối thủ. 3. Lấy thông tin của đối thủ một cách nặc danh

4. Đếm xem đối thủ xuất bao nhiêu chuyến hàng rời cảng bốc.

5. Nghiên cứu những bức ảnh chụp từ trên không của đối thủ. (thƣờng là chụp lén) 6. Phân tích hợp đồng lao động của công ty đối thủ.

7. Phân tích quảng cáo tuyển dụng của đối thủ.

8. Khảo sát khách hàng và đại lý về sản phẩm của đối thủ.

9. Can thiệp vào việc quản lý kinh doanh và mối quan hệ với khách hàng của đối thủ. 10.Khảo sát những nhà cung cấp về quy mô sản xuất của đối thủ.

11.Giả làm khách hàng để tung ra hồ sơ dự thầu giả.

12. Dụ dỗ khách hàng quan trọng của đối thủ tiết lộ thông tin quan trọng. 13.Lấy thông tin từ nhân viên cũ của đối thủ.

14.Tiếp cận với các chuyên gia tƣ vấn có thể là chuyên gia tƣ vấn cho đối thủ.

15.Dùng nhiều cách để dụ dỗ nhân viên quản lý quan trọng của đối thủ sang công ty mình.

16.Tiến hành những buổi phỏng vấn xin việc không có thật nhằm lấy thông tin từ những nhân viên của đối thủ.

17.Sử dụng các cuộc họp trao đổi để kiểm tra trình độ kỹ sƣ của công ty đối thủ.

18.Hỏi/ phỏng vấn những nhân viên tiềm năng đã từng làm việc hoặc từng là đối tác của công ty đối thủ.

Một phần của tài liệu Bàn về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững trong kinh doanh, thực trạng và giải pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 35)