Xuất các giải pháp

Một phần của tài liệu Bàn về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững trong kinh doanh, thực trạng và giải pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 80)

Để giải quyết vấn đề đạo đức kinh doanh Việt Nam cần làm gì cho hôm nay?

“Đạo đức trong nghề nghiệp, đặc biệt là trong kinh doanh. Câu hỏi lớn nhất là làm sao trở thành một doanh nhân thành công mà có đạo đức” Hoàng Khánh Hòa, NCS Tiến sĩ, Đại học Missouri- Columbia, Mỹ. Anh này cho rằng: Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp mấy ngàn năm nay. Trong nƣớc xƣa kia có 4 giai cấp cho 4 loại nghề: sĩ, nông, công, thƣơng. Và thƣơng là giai cấp thấp nhất và bị coi thƣờng nhất.Từ “con nhà buôn” xƣa nay thƣờng hàm nghĩa gian dối, và gia đình thuộc giai cấp “sĩ” dù chỉ là thầy đồ nghèo rớt mùng tơi cũng

không muốn gả con mình cho “con nhà buôn” bao giờ. Có lẽ chính vì tƣ tƣởng chống thƣơng mại nhƣ thế mà chúng ta tự động xem kinh doanh là gian dối, và do đó chúng ta gian dối trong kinh doanh. Kinh doanh ở nƣớc ta hiện nay gian dối đến kinh hoàng.

Giải pháp phù hợp là làm sao doanh nghiệp phải hiểu đƣợc và nắm rõ về ĐẠO ĐỨC KINH DOANH. Nếu kinh doanh thành thật và quan tâm đến mọi ngƣời thì đó là con đƣờng tốt nhất để kiếm tiền. Chúng ta nhận thức rằng: Bản chất của kinh doanh là tìm kiếm lợi nhuận, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận là hoàn toàn chính đáng. Vấn đề là đừng tìm kiếm lợi nhuận bằng mọi giá, bằng những hành động không phù hợp với chuẩn mực đạo đức, gây ảnh hƣởng hoặc phƣơng hại cho cộng đồng, bao gồm cả mặt vật chất và tinh thần.

Đẩy mạnh giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong toàn Đảng, toàn dân, trong Nhà nƣớc và các đoàn thể, tạo ra áp lực xã hội và đề cao dũng khí của cả dân tộc trong việc giải quyết quốc nạn tham nhũng. Hai trụ cột lớn, nó nhƣ những bệ đỡ, những con đập chắn sóng đối với cơn lũ tham nhũng nguy hiểm này là Pháp luật và Đạo đức. Cuộc vận động học tập và làm theo tƣ tƣởng, đạo đức, phƣơng pháp, phong cách Hồ Chí Minh hiện nay và lâu dài phải tạo đƣợc sức mạnh, trở thành động lực chính trị, tinh thần trong chống tham nhũng. Phải tiến hành nghiêm chỉnh việc dạy và học, giáo dục và thực hành đạo đức trong toàn xã hội, từ gia đình, nhà trƣờng đến các công sở, các tổ chức kinh tế - xã hội, các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn. Một bộ luật đạo đức của xã hội là cần thiết phải tính đến, đồng thời trong giáo dục, phải coi đạo đức là môn học hàng đầu, ở tất cả các bậc học. Tất cả mọi ngƣời lao động, các công chức bắt buộc phải qua khóa học đạo đức công chức, công vụ trƣớc khi ngồi vào nhiệm sở. Giáo dục liêm sỉ trong tất cả các cơ quan Đảng, Nhà nƣớc, đoàn thể và trong xã hội bằng tất cả các phƣơng tiện truyền thông đại chúng. Dấy lên trong xã hội luồng dƣ luận phê phán nghiêm khắc đối với tham nhũng, biết trọng liêm sỉ, danh dự, biết hổ thẹn, biết nhục vì tham nhũng.

Pháp luật, đặc biệt là pháp luật chống tham nhũng phải coi chống tham nhũng là chống một tội ác xã hội, trừng trị cái ác để bảo vệ cái thiện, sự lƣơng thiện vì sự bình yên của cuộc sống, sự trong sạch của phẩm giá con ngƣời, sự lành mạnh của xã hội. Áp dụng “Quốc lệnh” của Hồ Chí Minh vào sự trừng phạt tham nhũng, bất chính, bất liêm. Đã tham nhũng thì phải trừng trị. Quyền càng cao, chức càng cao thì phải xử càng nặng để nêu gƣơng, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Kiểm soát hành vi để phát hiện sớm và nghiêm trị kịp thời bằng những biện pháp quản lý, bằng công nghệ, đồng thời giáo dục ý thức tự kiểm soát, tự điều chỉnh của mỗi ngƣời.

Bảo vệ ngƣời tố cáo và đấu tranh chống tham nhũng cùng gia đình họ bằng sức mạnh luật pháp và an ninh, đồng thời cũng nghiêm trị những sự lợi dụng chống tham nhũng để tố cáo sai, vu khống, làm nhục, làm hại ngƣời khác vì những động cơ xấu.

Lựa chọn nghiêm ngặt nhân sự lãnh đạo, quản lý ở tất cả các cấp, đặc biệt là cấp cao dựa trên tiêu chuẩn thực sự Đức - Tài, không chỉ căn cứ vào đánh giá, dự kiến của tổ chức mà còn thẩm định bởi đánh giá của xã hội, của công chúng, nhất là bảo đảm sự minh bạch thông tin, kể cả thông tin về tài sản. Phƣơng châm là khuyến khích chuyên gia, tinh lọc, sàng lọc bộ máy quyền lực theo phƣơng châm “thà ít mà tốt”. Bảo đảm có mặt trong bộ máy những tinh hoa, thực đức, thực tài, thực lực, thực chất. Muốn vậy, phải công khai tuyển chọn, tranh cử, xác lập hàng rào pháp lý - đạo đức để không thể dùng tiền, dùng quan hệ mà chạy chức, chạy quyền. Một khi đã đề cao thực chất và thực sự trọng dụng nhân tài, hiền tài thì những cái giả, những của giả, những “giả nhân cách” của kẻ cơ hội sẽ bị thải loại. Phải lắng nghe những thông tin phản hồi, những tiếng nói mách bảo của ngƣời dân đối với thể chế.

Loại bỏ những hƣ danh, những thói hám danh, hám chức, tham quyền, tham tiền bằng một chế độ kiểm soát và xử lý nghiêm ngặt, sao cho thật - giả đều phải bộc lộ dƣới ánh sáng của đạo lý và công lý.

Ngày nay muốn kinh doanh tốt phải có đạo đức tốt. Doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại bền vững và làm ăn phát đạt khi khẳng định đƣợc uy tín, thƣơng hiệu dựa trên chất lƣợng sản phẩm. Hơn nữa, ngƣời tiêu dùng đang có xu hƣớng ngày càng trở thành “ngƣời tiêu dùng thông thái”. Nếu nhƣ anh làm mất lòng họ, chắc chắn sớm muộn sẽ bị họ tẩy chay. Nếu sai, hãy thành khẩn sửa sai, bởi không thể có chuyện lấy nỗi đau mất mát của ngƣời khác để làm công cụ kiếm tiền cho bản thân!

Về phạm trù “đạo đức kinh doanh”, nếu doanh nghiệp có lợi cho mình đồng thời đem lại lợi ích cho ngƣời khác, cho đất nƣớc, xã hội, thì hành động đó là có đạo đức. Đạo đức kinh doanh đòi hỏi hành doanh nghiệp làm giầu trên cơ sở tận tâm phục vụ khách hàng, thông qua việc tôn trọng quyền, lợi ích của khách hàng, giữ uy tín với khách hàng.

Nguồn: http://dotchuoinon.com/2013/01/04/dao-duc-trong-nghe-nghiep-va-kinh- doanh/, http://www.baomoi.com/Vi-pham-dao-duc-kinh-doanh-Vinaphone-lam-khach-hang- that-vong/45/13665400.epi.

Nguồn: http://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201401/nhan-dien-tham-nhung-o-viet- nam-hien-nay-nguyen-nhan-va-giai-phap-phong-chong-293534/

Một phần của tài liệu Bàn về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững trong kinh doanh, thực trạng và giải pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 80)