Certification)
Đóng tại Geneva, Thụy Sĩ, Tổ Chức Quốc Tế về Tiêu Chuẩn Hóa (ISO) là một mạng lƣới những viện tiêu chuẩn quốc gia của 147 nƣớc, mỗi thành viên thuộc một nƣớc. ISO là tổ chức phát triển tiêu chuẩn phát triển bền vững lớn nhất thế giới. Đƣợc công nhận rộng rãi trên toàn thế giới, tiêu chuẩn ISO là tổ chức tự do bởi vì nó không có cơ quan pháp lý nào bắt họ thực thi. Bản thân ISO không đƣợc quy định hay lập pháp.
Các cơ quan chính quyền ở nhiều nƣớc khác nhau nhƣ cơ quan bảo vệ môi trƣờng (EPA) của Mỹ đã chấp nhận tiêu chuẩn ISO nhƣ là một phần trong khuôn khổ quy định của họ, và các tiêu chuẩn đó là điều cơ bản của pháp chế công ty. Sự chấp nhận đó là quyết định tối cao bởi cơ quan quản lý, chính phủ và/hoặc các công ty có liên quan.
ISO 14000 bao gồm một loạt các tiêu chuẩn tự do về lĩnh vực môi trƣờng. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 liên quan đến phạm vi một công ty giảm thiểu những tác động nguy hại đến môi trƣờng do các hoạt động của mình gây ra, không ngừng chỉ đạo và phát triển các hoạt động bảo vệ môi trƣờng. Nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000, ISO 14001 là tiêu chuẩn trong các lĩnh vực nhƣ kiểm toán môi trƣờng, đánh giá thành tích bảo vệ môi trƣờng, cấp nhãn hiệu môi trƣờng, và đánh giá chu trình sống.
ISO 14001 là một bộ các tiêu chuẩn đƣợc chấp thuận bởi hàng ngàn công ty trên toàn thế giới xác nhận với các khách hàng của họ là họ đang hoạt động kinh doanh theo phƣơng thức thân thiện môi trƣờng. Tiêu chuẩn ISO 14001 cung cấp tiêu chuẩn chuyên môn chung tuân thủ theo những quy định của môi trƣờng, đây là điều ngày càng nhiều công ty đang cần đến, không chỉ cho chính bản thân họ mà cần từ các nhà cung cấp, nhà phân phối. Tiêu chuẩn ISO 14001 yêu cầu cộng đồng hoặc tổ chức cần đƣa ra và triển khai một loạt các thông lệ, thủ tục mà khi thực hiện cùng nhau sẽ tạo nên một hệ thống quản lý môi trƣờng (EMS).
ISO 14001 không phải là một tiêu chuẩn chuyên môn và do đó nó không thay thế cho những yêu cầu chuyên môn thể hiện trong các quy chế, quy định. Nó cũng không phải là tiêu chuẩn quy định thành tích của các tổ chức. Không đƣợc chứng nhận ISO 14001 sẽ là một bất lợi cho các thị trấn, thành phố và các công ty vì con ngƣời ngày nay rất mong đợi các tổ chức có thể giảm thiểu, thậm chí tốt hơn là loại trừ những tác hại đến môi trƣờng mà họ gây ra.16
Một hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001 bao gồm những yêu cầu chủ yếu nhƣ sau:
Đƣa ra những cam kết ngăn chặn ô nhiễm môi trƣờng, tiếp tục phát triển toàn diện thành tích bảo vệ môi trƣờng, và phù hợp với tất những yêu cầu về quy chế, quy định có thể áp dụng.
Nhận biết tất cả các khía cạnh của các hoạt động, sản phẩm, và dịch vụ của công ty mà có tác động quan trọng đến môi trƣờng, bao gồm những khía cạnh không đƣợc quy định
Đặt mục tiêu thành tích và những mục tiêu cho hệ thống quản lý liên kết với ba chính sách: (1) ngăn chặn ô nhiễm môi trƣờng, (2) phát triển không ngừng, (3) và tuân thủ Đạt đƣợc mục tiêu về môi trƣờng bao gồm đào tạo nhân viên, thiết lập những hƣớng
dẫn về công việc, thực hành, và thiết lập số liệu thực tế, nhờ đó các mục tiêu sẽ đƣợc đo lƣờng
Kiểm soát hoạt động kiểm toán cho hệ thống quản lý môi trƣờng
Thực hiện những hành động đúng đắn khi xuất hiện hành động đi lệch hƣớng từ hệ thống quản lý môi trƣờng
1.1.4.9. Mạng lưới ô tô điện đang xuất hiện (Electric Car Networks Are Coming)
Vào tháng 8 năm 2009, Tổng thống Obama thông báo 2,4 tỷ đô la đƣợc đầu tƣ cho việc sản xuất ô tô điện. Khoản trợ cấp sẽ đƣợc đầu tƣ vào 11 công ty ở Michigan và 7 công ty ở Indiana, là những công ty phù hợp với nguồn đầu tƣ.
Công ty Better Place đang xây dựng một mạng lƣới 250,000 trạm sạc cho xe điện tại San Francisco/ khu vực vịnh Oakland. Mỗi trạm có kích cỡ bằng một chỗ đậu xe. Công ty đã xây những mạng lƣới nhƣ vậy ở Đan Mạch, Israel và Úc. Các công chức thành phố tại khu vực Vịnh hi vọng khu vực của họ sẽ đứng đầu toàn nƣớc Mỹ về lĩnh vực ô tô điện trong tƣơng lai gần. Các trạm sạc nhƣ vậy rất cần thiết bởi vì hầu nhƣ tất cả ô tô điện cần phải đƣợc sạc sau khi chạy khoảng 40 dặm. Better Place cũng đang xây dựng khoảng 200 trạm sạc tại Khu vực Vịnh, nơi mà bình điện ô tô điện bị ngắt hẳn trong vòng 15 phút, vì vậy điều cần thiết là không đợi để sạc điện. Cho chù giá xăng ở mức thấp, việc chuyển sang dùng ô tô điện tại Mỹ và các nƣớc khác là điều rất đƣợc mong đợi trong vòng 10 năm tới, để có thể tối thiểu sự ông nhiễm môi trƣờng và tận dụng những ƣu đãi của nhà nƣớc và những ủy thác cuối cùng.
General Motors (GM) và Chrysler đang đổ tiền vào phát triển các loại xe chạy bằng điện. GM hi vọng có thể giới thiệu chiếu Chevy Volt tại Mỹ vào cuối năm 2010. Công ty Nissan Motor và Toyota Motor cũng đang phát triển ô tô điện. Công ty sản xuất ô tô BYD của Trung Quốc mới đây đã tiết lộ ra cho thị trƣờng đại chúng về chiếc xe chạy hoàn toàn bằng điện đầu tiên của Trung Quốc. Chiếc F3DM của công ty có thể sạc điện từ một nguồn điện thông thƣờng nếu nó hết điện. BYD dự định bán chiếc xe này tại Mỹ vào năm 2010. BYD đã bán khoảng 10.000 chiếc F3DM trong năm 2009 với giá 150,000 nhân dân tệ, tầm khoảng 220,000 đô la cho mỗi chiếc. Trụ sở chính của BYD tại Thâm Quyến.
Hawaii đang thiết lập một mạng lƣới ô tô điện cho quần đảo và tin rằng tới năm 2012 Hawaii sẽ thoát khỏi tình trạng phụ thuộc gần nhƣ hoàn toàn vào dầu cho những nhu cầu về năng lƣợng. Công ty Better Place đang xây dựng thêm từ 7,000 đến 10,000 điểm sạc điện trên toàn quần đảo để hỗ trợ việc nạp điện cho ô tô. Theo viện năng lƣợng sạch Hawaii, tiểu bang dự định sẽ cắt sự phụ thuộc vào dầu xuống còn 30% vào năm 2030. Ngƣời dân Hawaii trả giá điện rất cao vì giá dầu đắt đỏ đƣợc đốt để tạo ra năng lƣợng. Ô tô điện chạy khoảng tầm 40 dặm cho mỗi lần sạc, điều này phù hợp ở Hawaii.17
Vào năm 2009, tập đoàn AT&T đã cam kết sử dụng 565 triệu đô la trong suốt 10 năm để thay thế 7,100 xe khách bởi 8,000 xe tải chạy bằng điện và khí tự nhiên để thực hiện các hoạt động lắp đặt và sữa chữa. Công ty trả cho các loại xe này trung bình cao hơn 29% so với các mẫu xe chạy bằng năng lƣợng dầu, nhƣng chi phí này sẽ đƣợc bù lại bởi giá nhiên liệu thấp hơn, ít khí thải hơn, và làm tăng hình ảnh tốt của công ty trong mắt công chúng. Chiến lƣợc của AT&T sẽ giảm đƣợc 211,000 tấn khí thải cacbon đioxit trong vòng 10 năm. AT&T đang hợp tác với các nhà cung cấp khí tự nhiên để xây dựng thêm 40 trạm nhiên liệu trên khắp vùng hoạt động của nó. Chỉ có khoảng 11,000 xe chạy bằng khí tự nhiên tại Mỹ so với số lƣợng 10 triệu xe nhƣ vậy trên toàn thế giới.