Vai trò của đạo đức kinhdoanh trong quyết định kinhdoanh

Một phần của tài liệu Bàn về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững trong kinh doanh, thực trạng và giải pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 49)

mọi cách để làm thế nào bán đƣợc càng nhiều hàng càng tốt và họ rất quan tâm đến hoạt động tuyên truyền, quảng bá thƣơng hiệu của mình. Đạo đức trong kinh doanh là sự kết hợp cái Tâm và Tài của các Doanh nhân.

Cái Tài của Doanh nhân là xác định đƣợc mục tiêu kinh doanh lâu dài từ đó có phƣơng thức ứng xử và hành động phù hợp. Doanh nghiệp luôn phải biết đƣợc ngƣời tiêu dùng cần gì để luôn cải tiến mẫu mã, bao bì, nâng cao chất lƣợng, cải tiến công nghệ và quản lý để giảm chi phí, hạ giá thành. Cái Tâm của Doanh nhân chính là khởi đầu cho sự tồn tại lâu dài và phát triển của các Doanh nghiệp.

Ngày nay, hiểu biết của ngƣời tiêu dùng đã đƣợc nâng cao, ngƣời tiêu dùng ngày càng “thông thái” và có điều kiện để lựa chọn hàng hoá, dịch vụ phù hợp với khả năng và yêu cầu, đảm bảo an toàn vệ sinh, sức khoẻ của mình. Cái Tâm trong kinh doanh là Doanh nghiệp phải thông tin, quảng cáo chính xác, trung thực hàng hoá, dịch vụ, phải hƣớng dẫn ngƣời tiêu dùng sử dụng, vận hành sản phẩm, hàng hoá, phải cảnh báo cho ngƣời tiêu dùng đối với hàng hoá có nguy cơ mất an toàn, tác hại đến sức khoẻ, ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng. Doanh nghiệp phải đảm bảo chất lƣợng phải đảm bảo cân, đong, đo, đếm chính xác, phải thực hiện bảo hành và sẵn sàng bồi thƣờng, bồi hoàn thiện hại do hàng hoá của mình gây ra.

Khái niệm đạo đức thƣơng trƣờng đã có nền móng tự hàng nghìn năm trƣớc, Aristotle đã từng nói không ít điều có thể coi là cơ sở của đạo đức kinh doanh thời hiện đại. Theo Giáo sƣ James O'Toole của trƣờng Đại học Tổng hợp Nam California, chính triết gia thời Hy Lạp cổ đại này là ngƣời thực tế nhất và có “tâm hồn doanh nhân” nhất trong lịch sử triết học của loài ngƣời. Chính Aristotle đã nêu ra ý tƣởng rằng, nhiệm vụ chính của ngƣời thủ lĩnh không phải là gia tăng quyền lực của mình trƣớc cấp dƣới mà là tạo ra những điều kiện để tất cả cán bộ dƣới quyền mình có thể thể hiện đƣợc mọi năng lực ở mức cao nhất.

Giáo sƣ O'Toole đã thống kê những câu hỏi mà Aristotle đã lập ra và ngày nay có thể đang khiến các nhà quản lý hiện đại phải đau đầu đi tìm câu trả lời: “Tôi muốn ngƣời ta đối xử với tôi nhƣ thế nào khi tôi là thành viên của cơ quan?”, “Những tiền đề tiềm năng nào có đƣợc để phát triển các tài năng và cả tiềm năng của các thành viên trong cơ quan?”, “Tôi có nhận nhiều hơn công sức đóng góp của mình vào quỹ chung hay không?”, “Liệu hệ thống phân chia lợi nhuận đang có ảnh hƣởng nhƣ thế nào tới không khí đạo đức chung của cơ quan?”, “Các nhân viên sẽ đƣợc nhận tiền thƣởng chiếm bao nhiêu phần trăm số lợi nhuận thu đƣợc nhờ áp dụng các sáng kiến và ý tƣởng của họ?”...

Viện Đạo đức kinh doanh quốc tế (International Business Ethics Institute) ở Mỹ đã từng xác định 4 công việc mà các công ty cần phải thực hiện để củng cố và gia tăng uy tín cho thƣơng hiệu của mình: Thứ nhất, trung thực với các nhà đầu tƣ và ngƣời tiêu dùng.

Thứ hai, cải thiện ngày một tốt hơn tình hình nội bộ hãng bằng cách gia tăng tinh thần trách nhiệm và lợi ích của các nhân viên, giảm biến động đội ngũ cán bộ, tăng năng suất lao động...

Thứ ba, đánh bóng thƣơng hiệu một cách chuyên nghiệp và thực chất. Cuối cùng, xử lý một cách bài bản những việc liên quan tới cổ phiếu và tài chính - chỉ có ứng xử thật đàng hoàng với luật pháp thì mới có thể tạo dựng tƣơng lai lâu dài và bền chắc cho hãng.

Còn tạp chí Business Ethics trong 16 năm liền thƣờng xuyên công bố bảng xếp hạng những công ty mà họ cho là có tính đạo đức nhất ở Mỹ. Trong số những tiêu chí để xếp hạng có tính tới quan hệ với các nhà đầu tƣ và đội ngũ nhân viên (trong đó có quan hệ với phụ nữ; với các cộng đồng sắc tộc thiểu số, khác màu da, tôn giáo và quan điểm...); với các cơ quan chính quyền sở tại và cộng đồng những nhà cung cấp nguyên, nhiên liệu; với những ngƣời tiêu dùng; chính sách bảo vệ môi trƣờng...

Những quy tắc xếp hạng của tạp chí Business Ethics có thể áp dụng rộng rãi vì những tiêu chí chính của nó dựa trên những tiền đề mà Tổ chức Bàn tròn doanh nghiệp thế giới (Caux Round Table, viết tắt là CRT) tạo nên. CRT đƣợc lập ra từ năm 1986 bởi các doanh nhân tới từ Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, trong số này có Chủ tịch hãng Philips, Phó Chủ tịch Viện Quản trị châu Âu và Chủ tịch hãng Canon...

CRT tập hợp các tiền đề của mình trên cơ sở ý tƣởng của các doanh nghiệp Nhật Bản: ý tƣởng đó đƣợc thể hiện bằng từ “quơxây”, nghĩa là “cùng sống và cùng làm việc”. Trong các tiền đề này toát lên sự tôn trọng nguyên tắc tập thể lãnh đạo rất cần thiết cho sự cách tân liên tục và để đạt đƣợc sự hài hòa trong thế giới này. CRT cũng nhấn mạnh tới tình bạn, sự hiểu biết lẫn nhau và sự hợp tác với nhau trên cơ sở cùng tôn trọng những giá trị đạo đức cao quý và tinh thần trách nhiệm của những cá nhân cụ thể nhằm thích ứng với môi trƣờng ảnh hƣởng của họ (tại nơi mà họ cƣ trú và làm việc).

Một phần của tài liệu Bàn về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững trong kinh doanh, thực trạng và giải pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)