Cam kết học bài tập 10C (Assurance of Learning Exercise 10C)

Một phần của tài liệu Bàn về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững trong kinh doanh, thực trạng và giải pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 36)

1.2.3.1. Mục đích của bài tập (Purpose)

Bài tập này sẽ giúp bạn xác định đƣợc tầm quan trọng và tỷ lệ của các báo cáo phát triển bền vững trong các công ty ở thành phố bạn sống.

1.2.3.2. Hướng dẫn (Instructions)

Hãy tìm các liên hệ với các quản lý hoặc chủ của những công ty lớn ở khu vực bạn sinh sống và tìm kiếm cho mình câu trả lời cho những câu hỏi sau:

1. Công ty của ông / bà có báo cáo phát triển bền vững hay không? Ông / Bà có thể mô tả về bản chất và phạm vi của báo cáo cho tôi đƣợc không?

2. Có bất cứ chỉ tiêu về môi trƣờng nào trong việc đánh giá hiệu quả quản lý của nhà quản lý hay không? Nếu có hãy nêu rõ một vài tiêu chí.

3. Các vấn đề về môi trƣờng có ảnh hƣởng lớn hơn các yếu tố về kỹ thuật hay các chức năng quản lý trong doanh nghiệp của Ông/ bà hay không?

4. Công ty của bạn có tổ chức những buổi hội thảo về môi trƣờng làm việc cho ngƣời lao động hay không? Nếu có hãy mô tả chúng.

CHƢƠNG 2

BÀN VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH – TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG KINH DOANH 2.1. Đạo đức tốt là công việc cần thiết trong việc quản trị chiến lƣợc

2.1.1. Khái niệm đạo đức kinh doanh

Nhà nghiên cứu đạo đức kinh doanh nổi tiếng Norman Bowie là ngƣời đầu tiên đƣa ra khái niệm về đạo đức kinh doanh trong một hội nghị khoa học vào năm 1974 (Marcoux, A.M (2006), “The concept of business in business ethics”, Journal of private enterprise”, April 1, 2006). Kể từ đó, đạo đức kinh doanh đã trở thành một chủ đề phổ biến trong các cuộc tranh luận của các lãnh đạo trong giới kinh doanh, ngƣời lao động, các cổ đông, ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ các giáo sƣ đại học ở Mỹ và từ đó lan ra toàn thế giới. Tuy nhiên, không phải tất cả nhƣ̃ng nhà nghiên cƣ́u , các tác giả và diễn giả đều có chung quan điểm về đạo đức kinh doanh. Trƣớc hết giữa kinh doanh và đạo đức luôn có sự mâu thuẫn . Một mặt, xã h ội luôn mong muốn các công ty ta ̣o ra nhiều vi ệc làm lương cao, nhƣng mặt khác, nhƣ̃ng công ty này lại mong muốn giảm bớt chi phí và nâng cao năng suất lao đ ộng. Ngƣời tiêu dùng luôn mong muốn mua hàng với giá thấp nhất còn các cơ sở thương ma ̣i la ̣i muốn giảm tối đa chi phí phát sinh khi tuân thủ các quy đi ̣nh về bảo v ệ môi trƣờng trong hoạt đ ộng sản xuất của ho ̣. Chính tƣ̀ đó nảy sinh xung đ ột không thể tránh khỏi trong quan ni ệm về đa ̣o đƣ́c kinh doanh , do khác biệt về lơ ̣i ích của công ty với lợi ích của người lao đ ộng, ngƣời tiêu dùng và toàn xã hội

(Vickers, Mark R., “Business Ethics and the HR Role: Past, Present, and Future”, Human Resource Planning, January 1, 2005).

Cho đến nay , các nhà nghiên cứu đã đƣa ra rất nhiều khái ni ệm về đa ̣o đƣ́c kinh doanh, trong đó khái ni ệm sau có thể được coi là đơn giản nhất : “Đạo đƣ́c kinh doanh là nhƣ̃ng nguyên tắc được chấp nh ận để phân đi ̣nh đúng sai , nhằm điều chỉnh hành vi của các nhà kinh doanh” (Brenner, S. N. (1992), "Ethics Programs and Their Dimensions". Journal of Business Ethics, 11,391-399). Bên cạnh đó còn có các khái niệm khác:

 Stoner và các đồng tác giả (1995) đã định nghĩa rằng: “Đạo đức kinh doanh là quan tâm tới kết quả ảnh hƣởng mà mỗi quyết định điều hành - quản trị tác động lên ngƣời

khác, cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Đó cũng là việc xem xét quyền và nghĩa vụ của mỗi cá nhân, các nguyên tắc nhân văn cần tuân thủ trong quá trình ra quyết định và bản chất các mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời”.

Nguồn: http://archive.saga.vn/dictview.aspx?id=13646

 Mạng kinh doanh trực tuyến www.bnet.com thì định nghĩa: “Đạo đức kinh doanh là hệ thống các nguyên tắc luân lý đƣợc áp dụng trong thế giới thƣơng mại, chỉ dẫn các hành vi đƣợc chấp nhận trong cả chiến lƣợc và vận hành hàng ngày của tổ chức. Phƣơng thức hoạt động có đạo đức ngày càng trở nên cần thiết trong tìm kiếm thành công và xây dựng hình ảnh tích cực của doanh nghiệp”. Nguồn:http://ceoonline.vn/index.php/lanh-dao/dao-duc/88- allthingsd-wall-street-journal-parting-ways

 Theo định nghĩa của Trần Hữu Quang có bài viết trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn số ra ngày 2 tháng 8 năm 2009, thì “Đạo đức kinh doanh là sự tôn trọng luân lý nghề nghiệp và các quy tắc ứng xử (thƣờng do các hiệp hội ngành nghề hay do chính doanh nghiệp ban hành) nhằm làm sao doanh nghiệp có thể đảm bảo trách nhiệm của mình đối với các đối tác xã hội và đối tác tài chính cũng nhƣ đối với xã hội”.

 Trong sách Văn Minh Làm Giàu & Nguồn Gốc Của Cải của T.S Vƣơng Quân

Hoàng, trang 279 lại khẳng định rằng: "Đạo đức kinh doanh là hệ thống các nguyên tắc luân lý đƣợc áp dụng trong thế giới thƣơng mại, chỉ dẫn các hành vi đƣợc chấp nhận trong cả chiến lƣợc và vận hành hàng ngày của các tổ chức”.

 Tổ chức EBEN ở châu Âu (European Business Ethic Network) định nghĩa đạo

đức kinh doanh nhƣ sau: “Đạo đức không phải một tập hợp những nguyên tắc cố định, nhƣng là một tinh thần cởi mở thôi thúc suy nghĩ không ngừng trong việc đi tìm điều tốt (cho cộng đồng và cho cá nhân)”. Nguồn: http://www.global-ethic-now.de/

Ý thức đƣợc sự phức tạp củ a vấn đề , giáo sƣ Phillip V . Lewis tƣ̀ trường Đa ̣i ho ̣c Abilene Christian, Hoa Kỳ đã tiến hành điều tra và thu th ập được 185 đi ̣nh nghĩa được đưa ra trong các sách giáo khoa và các bài nghiên cƣ́u tƣ̀ năm 1961 đến 1981 để tìm ra “đạo đƣ́c kinh doanh” được đi ̣nh nghĩa ra sao trong các tài li ệu nghiên cƣ́uvà trong ý thƣ́c của các nhà kinh doanh. Sau khi tìm ra nhƣ̃ng điểm chung của các khái niệm trên, ông tổng hợp lại và đƣa ra khái ni ệm về đa ̣o dƣ́c kinh doanh như sau : “Đa ̣o đƣ́c kinh doanh là tất cả nhƣ̃ng quy tắc , tiêu chuẩn, chuẩn mƣ̣c đa ̣o đƣ́c hoặc luật lệ để cung cấp chỉ dẫn về hành vi ứng xử chuẩn mực và sự trung thực (của m ột tổ chƣ́c ) trong nhƣ̃ng trường hợp nhấ t đi ̣nh” (Phillip V. Lewis (1985), “Defining 'Business Ethics': Like Nailing Jello to a Wall”, Journal of Business Ethics 4 (1985) 377-383. 0167-4544/85/).

Ferrels và John Fraedrich có m ột cách đi ̣nh nghĩa khác về đa ̣o đƣ́c kinh doanh : theo đó “Đa ̣o đƣ́c kinh doanh bao gồm nhƣ̃ng nguyên tắc cơ bản và tiêu chuẩn điều chỉnh hành vi trong thế giới kinh doanh”.

Tuy nhiên, việc đánh giá một hành vi cu ̣ thể là đúng hay sai , phù hợp với đạo đức hay không sẽ đƣợc quyết định bởi nhà đầu tư, nhân viên, khách hàng, các nhóm có quyền lợi liên quan, hệ thống pháp lý cũng như c ộng đồng. (Ferrels and John Fraedrich , Business ethics- Ethical decision making and cases, Houghton Mifflin Company, 2005).

Ngày nay đạo đức kinh doanh là cái đi xa hơn và cao hơn những vấn đề liên quan tới nghĩa vụ pháp lý cũng nhƣ sự lƣơng thiện – vốn chỉ là những điều tối thiểu. Những hành vi nhƣ trốn thuế, lừa đảo, làm ăn gian dối… không thuộc về đối tƣợng tƣ duy của đạo đức kinh doanh, vì đấy chỉ là những hành vi bất lƣơng thuộc phạm vi kiểm soát và xử lý của luật pháp. Theo chúng tôi, nền tảng xã hội của đạo đức kinh doanh không phải là lòng nhân từ hay lòng bác ái (mặc dù một nhà doanh nghiệp có tinh thần bác ái là ngƣời hoàn toàn đáng khâm phục và luôn đƣợc mọi ngƣời trân trọng), mà là sự “liên đới” xã hội.

Đạo đức kinh doanh là một chiều kích nội tại của hoạt động sản xuất-kinh doanh, hay nói cách khác, nó xuất phát từ bản thân hoạt động của doanh nghiệp, chứ không phải là một cái gì đƣợc cộng thêm vào hay bị áp đặt từ bên ngoài. Bởi một lẽ đơn giản là hoạt động của doanh nghiệp bao hàm những mối quan hệ giữa những ngƣời lao động với nhau bên trong doanh nghiệp, cũng nhƣ giữa doanh nghiệp với cộng đồng xã hội bên ngoài, và với môi trƣờng sinh thái – vốn là tài sản chung của loài ngƣời. Quan điểm của chúng tôi “Đạo đức

kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh và luôn phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung”.

Chính vì vậy đạo đƣ́c kinh doanh là m ột da ̣ng đa ̣o đƣ́c nghề nghi ệp: Đa ̣o đƣ́c kinh doanh có tính đặc thù của hoa ̣t động kinh doanh – do kinh doanh là hoa ̣t động gắn liền với các lơ ̣i ích kinh tế, do vậy khía ca ̣nh thể hiện trong ƣ́ng xƣ̉ về đa ̣o đƣ́c không hoàn toàn giống các hoạt động khác: Tính thực dụng, sƣ̣ coi tro ̣ng hi ệu quả kinh tế là nhƣ̃ng đƣ́c tính tốt của giới kinh doanh nhưng nếu áp dụn g sang các lĩnh vƣ̣c khác như giáo dục , y tế ... hoặc sang các quan hệ xã hội khác như vợ chồng , cha me ̣, con cái thì đó la ̣i là nhƣ̃ng thói xấu bi ̣ xã h ội phê phán. Song cần lưu ý rằng đa ̣o đƣ́c , kinh doanh vẫn luôn phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung.

2.1.2. Tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh

Lợi nhuận là một trong những yếu tố cần thiết cho sự tồn tại của một doanh nghiệp và là cơ sở đánh giá khả năng duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu

ngƣời quản lý doanh nghiệp hiểu sai bản chất của lợi nhuận và coi đấy là mục tiêu chính và duy nhất của hoạt động kinh doanh thì sự tồn tại của doanh nghiệp có thể bị đe doạ.

Theo Richard Olsen, “nếu động cơ chính của bạn là đồng tiền, thì bạn sẽ không có đƣợc sự bền chí mà bạn cần để tạo dựng một sự nghiệp kinh doanh thành công”. Doanh nghiệp là nơi mƣu tìm lợi nhuận – định nghĩa này đúng nhƣng chƣa đủ, nhất thiết phải cần nói thêm ngay vế thứ hai: mƣu tìm lợi nhuận thông qua việc cung ứng những sản phẩm hay dịch vụ nào đó cho xã hội, chứ không phải là mƣu tìm lợi nhuận bằng bất cứ giá nào.

Nguồn: Trích từ “Nhà kinh doanh, tinh thần kinh doanh, và đạo đức kinh doanh” của Trần Hữu Quang, in trong cuốn Văn hóa kinh doanh- Những góc nhìn.

Tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh đối với một tổ chức là một vấn đề gây tranh cãi với rất nhiều quan điểm khác nhau. Chỉ riêng đạo đức không thôi, sẽ không thể mang lại những thành công về tài chính, nhƣng đạo đức sẽ giúp hình thành và phát triển bền vững văn hóa tổ chức, phục vụ cho tất cả các cổ đông. Chúng ta có thể thấy vai trò quan trọng của đạo đức kinh doanh đối với các cá nhân, đối với doanh nghiệp và đối với xã hội và sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia nói chung. Các cổ đông muốn đầu tƣ vào các doanh nghiệp có chƣơng trình đạo đức hiệu quả, quan tâm đến xã hội và có danh tiếng tốt. Các nhân viên thích làm việc trong một công ty để họ có thể tin tƣởng đƣợc và khách hàng đánh giá cao về tính liêm chính trong các mối quan hệ kinh doanh.

Môi trƣờng đạo đức của tổ chức vững mạnh sẽ đem lại niềm tin cho khách hàng và nhân viên, sự tận tâm của nhân viên và sự hài lòng của khách hàng, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đạo đức còn đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển và thịnh vƣợng của một quốc gia. Đạo đức kinh doanh nên đƣợc tập thể quan tâm trong khi lập kế hoạch chiến lƣợc nhƣ các lĩnh vực kinh doanh khác, nhƣ sản xuất, tài chính, đào tạo nhân viên, và các mối quan hệ với khách hàng. Nguồn:www.365ngay.com.vn

Giáo sƣ tiến sĩ Koenraad Tommissen, ngƣời đã có kinh nghiệm nhiều năm điều hành, giảng dạy và tƣ vấn doanh nghiệp cho biết: “Đạo đức trong kinh doanh là vấn đề nền tảng của mọi giá trị, là phần không thể tách rời của mọi hoạt động, là kim chỉ nam, là yếu tố cơ bản tạo ra danh tiếng cho một công ty. Đạo đức là nền tảng của sự thành công và phát triển bền vững. Ông nhấn mạnh: đạo đức đƣợc đặt ra và thể hiện khi có sự tƣơng tác với các đối tác, qua cách cƣ xử với khách hàng, cơ quan chính quyền, báo chí… Có những doanh nghiệp công bố rất nhiều các chuẩn mực về đạo đức, nhƣng nhân viên không biết hoặc không nhớ, điều này sẽ ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hình ảnh công ty”.

Nguồn:http://www.prompt.vn/aboutus.asp?qla=vn&qp=1&qc=7&qnid=7&qmid=23 Một ví dụ về tác hại của việc vô đạo đức trong kinh doanh đã gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khỏe hàng ngàn thậm chí hàng triệu ngƣời và bị lên án trên nhiều quốc gia đó là việc kinh doanh của Tập Đoàn Công ty Hóa Chất MONSANTO. Cổ phần của Công ty Monsanto trong những ngày cuối tháng 5 và đầu tháng 6-2013 đã rớt giá mạnh khi ngƣời khổng lồ ngành nông nghiệp Mỹ phải đối mặt với một cuộc biểu tình trên khắp thế giới phản đối hạt giống biến đổi gien của công ty này sau khi một dòng lúa mì GM có khả năng kháng thuốc trừ cỏ của Monsanto chƣa đƣợc phép đã mang ra trồng ở một trang trại 80 mẫu Anh ở bang Oregon, Mỹ.

Sau khi Mỹ phát hiện loại lúa mì này ở trang trại Oregon, Nhật Bản đình chỉ nhập khẩu lúa mì của Mỹ, Liên minh châu Âu cho biết các nƣớc thành viên kiểm tra nhập khẩu nông sản từ Mỹ, nhất là mặt hàng lúa mì. Hàn Quốc cũng tuyên bố ngừng mua lúa mì của Mỹ. Vì sao lại có hiện tƣợng trên thì sau đây ta cùng điểm lại một số nội dung chính về việc kinh doanh của tập đoàn này.

Nguồn: http://www.baomoi.com/Tu-vu-xi-cang-dan-lua-mi-bien-doi-gien-cua- Monsanto--Kinh-doanh-bat-chap-luat-phap/145/11212634.epi

Năm 1970 Monsanto đã phát minh ra hóa chất diệt cỏ dại tên là “Round Up”. Sản phẩm này có mục đích là giúp nông dân diệt hết cỏ hoang mọc trong nông trại của họ. Khi xịt chất này trên ruộng đồng, tất cả cỏ dại đều chết. “Round Up” chính là cha đẻ của chất da cam mà sau đó quân đội Hoa Kỳ đã đem thí nghiệm tại chiến trƣờng Việt Nam vào thập niên 70.

Sau đó họ lại chế ra giống cây chịu đựng đƣợc chính chất diệt cỏ đó. Trong phòng thí nghiệm trồng loại cây này, bất cứ sâu bọ nào ăn nhằm lá, rể, củ, hoa,.. của những giống này đều bị chết. Sau khi chế thuốc diệt cỏ xong, Monsanto đi một bƣớc tới vô cùng nguy hiểm cho nhân loại đó là BIẾN ĐỔI GIEN của cây cỏ nông nghiệp cho ra đời một giống cây nông

nghiệp có sức chịu đựng kinh khủng đối với lửa, tuyết, khí hậu khắc nghiệt và chất diệt cỏ của họ.

Sau đó họ mua hầu hết tất cả các công ty hạt giống nguyên thủy và sau đó biến đổi hết DNA của chúng. Họ đã đem đi đăng ký chủ quyền và đã nắm trong tay hơn… 11,000 hạt giống trên thế giới. Còn kinh khủng hơn nữa, Monsanto còn tạo ra một lọai hạt giống có GEN VÔ SINH đuợc gọi là GMO (Genetic Modification Organism). Hạt giống này sau khi cho ra hạt, chúng sẽ không thể trồng lại cho vụ mùa tới. Chúng là giống đã bị triệt sản: chỉ trồng đƣợc một lần. Nếu phấn của chúng bay qua và phối hợp với giống khác, giống đó cũng sẽ mang GEN vô sinh. Bạn nghĩ thế nào nếu con ngƣời, chim chóc, thú vật đã ăn phải loại thực phẩm vô sinh này?

Thế là hầu hết sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ đều là giống đã bị biến đổi Gen; một sản phẩm trái với thiên nhiên và gây ra ung thƣ di căn trong con ngƣời tới nhiều thế hệ sau này. Hiện giờ, chúng đã lan tràn khắp thế giới: Canada, Mexico, Nam Mỹ, Âu châu, Phi

Một phần của tài liệu Bàn về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững trong kinh doanh, thực trạng và giải pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)