Giải pháp phát triển bền vững cho các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Bàn về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững trong kinh doanh, thực trạng và giải pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 88)

 Về kinh tế: Thu hút đầu nƣớc ngoài, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu nhiều hơn. Do vậy, Chính phủ cần có những chính sách để hỗ trợ cho khu vực doanh nghiệp tƣ nhân trong việc tiếp cận nguồn vốn, cơ chế hoạt động tốt hơn. Song song đó, cần tạo điều kiện để doanh nghiệp tƣơng tác với Chính phủ và chính sách hơn nữa để giúp mọi ngƣời có nền tảng thông tin vững vàn hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh.

 Về môi trƣờng: Tuyên truyền cho doanh nghiệp trong ý thức bảo vệ môi trƣờng,phát triển kinh tế phải gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trƣờng; chủ động đối phó với hiểm họa nƣớc biển dâng; sử dụng công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, năng lƣợng, phát triển kinh tế xanh là nội dung có tác động mạnh nhất đến phát triển bền vững, phải đƣợc thể hiện trong toàn bộ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc cũng nhƣ trong từng lĩnh vực, ở từng địa phƣơng, đơn vị.

 Về văn hóa- xã hội: Phổ cập thông tin về ý thức văn hóa, xã hội cho cộng đồng để họ ý thức trong việc bảo vệ nƣớc nhà. Pháp luật cần có những hành động thích đáng cho những hảnh vi sai trái.

Tóm lại để phát triển bền vững chúng ta cần phải:

 Một là, bằng các giải pháp và sức mạnh tổng hợp, kiên quyết giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, tạo môi trƣờng hoà bình và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đất nƣớc. Đây là điều kiện tiên quyết nhất cho sự phát triển nhanh và bền vững và cũng là một lợi thế của đất nƣớc ta.

 Hai là, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế; giữ vững an ninh lƣơng thực, an ninh năng lƣợng và sự hoạt động an toàn, hiệu quả của các định chế tài chính.

 Ba là, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để bảo đảm đạt tốc độ tăng trƣởng cao đồng thời nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng.

 Bốn là, phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội hài hoà với phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bƣớc và từng chính sách phát triển.

 Năm là, xây dựng một lộ trình áp dụng BCBV tại các DNVN. Kinh nghiệm thế giới cho thấy nên chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn tự giác và giai đoạn bắt buộc. Các DN lớn cần bắt đầu trƣớc (Giai đoạn tự giác: 2014-2015; Giai đoạn bắt buộc từ 2016), các DN vừa và nhỏ tiến hành sau (Giai đoạn tự giác: 2014-2019,giai đoạn bắt buộc từ 2020 trở đi). Ngoài ra, các khóa đào tạo do VBCSD phối hợp với Sáng kiến Báo cáo

Toàn cầu (GRI - Global Reporting Initiative) thực hiện tại Hà Nội và TP HCM cũng cho thấy một số DN trên sàn niêm yết đang thể hiện mối quan tâm rất cao tới vấn đề này.

 Sáu là, tăng trƣởng kinh tế phải gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trƣờng.

Nguồn: Kênh thông tin đối ngoại của phòng thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam, http://vccinews.vn/news/10547/news.html

Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn đi cùng với bảo vệ và cải thiện môi trƣờng. Nƣớc ta có điều kiện phát triển nhanh và yêu cầu phát triển nhanh cũng đang đặt ra hết sức cấp thiết; phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Phải đặc biệt quan tâm giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cƣờng quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ để bảo đảm cho đất nƣớc phát triển nhanh và bền vững.”

Nguồn: http://scp.vn/index.php/vi/news-activities-2/spin-news/57-daotao/220-phat- trin-nhanh-va-bn-vng-la-quan-im-xuyen-sut-trong-chin-lc-phat-trin-kt-xh-ca-t-nc-ta81.html

Một phần của tài liệu Bàn về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững trong kinh doanh, thực trạng và giải pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)