Hội Nghị Copenhagen tháng 3 năm 2009 (The March 2009 Copenhagen

Một phần của tài liệu Bàn về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững trong kinh doanh, thực trạng và giải pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 28)

Copenhagen Meeting)

Hơn 2000 nhà khoa học có mặt tại Copenhagen vào tháng 3 năm 2009 và cảnh báo với thế giới rằng sự nóng lên toàn cầu ngày càng tồi tệ hơn mọi ngƣời nghĩ. Họ khuyến khích mạnh mẽ các công ty và chính phủ kiên quyết thực hiện tất cả các biện pháp về kinh tế, công nghệ sẵn có để cắt giảm lƣợng khí thải từ hiệu ứng nhà kính. Các nhà khoa học cảnh báo rằng, tới cuối thế kỷ này, mực nƣớc biển sẽ tăng 20 inches (50,8cm) và có thể lên tới 39 inches (99,06 cm) nếu các doanh nghiệp và chính phủ không thực thi các biện pháp để cắt giảm lƣợng khí thải nhà kính một cách triệt để.

Công ƣớc Kyoto hết hiệu lực vào năm 2012, do đó Hội Nghị Copenhagen tháng 3 năm 2009 này đƣợc trông chờ có thể thay thế cho công ƣớc. Những khu vực ven biển trên toàn thế giới sẽ bị nhấn chìm dƣới nƣớc vào cuối thế kỷ này nếu nhƣ không kiên quyết thực hiện những biện pháp cắt giảm khí thải nhà kính từ các doanh nghiệp, xe hơi, xe tải, nhà máy điện và các loại máy bay trên toàn thế giới.

Bảng 10-1 tiết lộ những tác động xấu từ các chính sách môi trƣờng lên hai trong nhiều hệ sinh thái tự nhiên.

1.1.5. BẢNG 10-1: Chim biết hót và rạn san hô cần được giúp đỡ (Songbirds and Coral Reefs Need Help)

1.1.5.1. Chim biết hót (Songbirds)

Hãy là một quản lý môi trƣờng tự nhiên tốt để bảo vệ những con chim biết hót của chúng ta. Chim xanh là một trong số 76 loài chim biết hót tại Mỹ giảm số lƣợng đáng kể trong hai thập kỷ qua. Không phải tất cả loài chim đều đƣợc gọi là chim biết hót, và tại sao chim hót là điều chƣa đƣợc giải thích rõ. Một vài nhà khoa học cho rằng chúng hót khi gọi bạn đời hoặc để cảnh báo nguy hiểm, nhƣng hiện nay nhiều nhà khoa học cho rằng chúng hót hoàn toàn là do vui.

Chim biết hót bao gồm chim bạc má, chim vàng anh, chim nhạn, chim nhại, chim chích, chim sẻ, chim hét. Jeff Well, giám đốc National Audubon Society cho rằng, những con chim này đang gửi thông điệp cho chúng ta là môi trƣờng của chúng ta đang có vấn đề, đang mất cân bằng”. Những con chim biết hót có thể đang nói với chúng ta rằng không khí và nƣớc quá ô nhiễm, hoặc chúng ta đang hủy hoại môi trƣờng sống của chúng. Loài ngƣời đang thu thập tranh Picasso và gìn giữ những tòa nhà thuộc về lịch sử. Well chất vấn rằng “Chim biết hót là một phần của di sản thiên nhiên, vậy tại sao chúng ta sẵn sàng nhìn chúng bị hủy diệt hơn là để một tác phẩm nghệ thuật bị hủy diệt?”

Bất cứ tín hiệu nào mà chim biết hót gửi cho chúng ta về môi trƣờng tự nhiên của chúng, tín hiệu đó ngày càng đƣợc ít lắng nghe. Hãy lắng nghe khi bạn đi ra bên ngoài. Mỗi một chúng ta, với tƣ cách cá nhân, doanh nghiệp, tiểu bang hay quốc gia cần làm bất cứ điều gì có thể để có thể phát triển môi trƣờng tự nhiên cho những loài chim biết hót đó. Theo một báo cáo mới đây, 67 trong số 800 loài chim tại Mỹ đang gặp nguy hiểm, và 184 loài khác đang cần đƣợc bảo tồn. Các loài chim ở Hawaii đang gặp nguy hiểm nhất.

1.1.5.2. Rạn san hô (Coral Reefs)

Những tác động tàn phá từ việc đánh bắt cá lên môi trƣờng sống đại dƣơng cùng với sự ô nhiễm đại dƣơng gia tăng và sự nóng lên toàn cầu của đại dƣơng đã tàn phá ngƣ trƣờng, sinh vật biển, và các rạn san hô trên toàn thế giới. Hậu quả của việc đánh bắt cá trong suốt thế kỷ qua đã làm cho nguồn cá cạn kiệt, nguyên nhân sâu xa là do lòng tham của con ngƣời. Đánh cá bằng lƣới phá hủy rạn san hô và điều này đƣợc so sánh với việc đánh bắt sóc bằng cách chặt phá rừng; bởi vì đây những tấm lƣới tàn phá những khu vực rất lớn của đại dƣơng.

Tỷ lệ lớn sinh vật biển bị đánh bắt bằng lƣới là những loài còn non, và những loài khác thì bị giết hoặc bị vứt bỏ. Sự nóng lên của đại dƣơng do khí thải cacbon đioxin cũng giết chết hàng ngàn mẫu rạn san hô mỗi năm. Tổng diện tích môi trƣờng sống thủy sinh tại Mỹ đƣợc bảo vệ hoàn toàn chỉ khoảng 50 dặm vuông, so với 93 triệu mẫu nơi trú ẩn của động vật hoang dã và công viên quốc gia trên toàn đất liền nƣớc Mỹ. Một đại dƣơng lành mạnh là yếu tố cần thiết cho tƣơng lai của nền kinh tế xã hội của một quốc gia, và cho tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Mọi điều chúng ta làm ở đất liền đều kết thúc ở đại dƣơng, do đó tất cả chúng ta phải trở thành những ngƣời phục vụ cho trái đất tốt hơn để có thể duy trì sự sống và chất lƣợng cuộc sống của loài ngƣời.20

Một phần của tài liệu Bàn về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững trong kinh doanh, thực trạng và giải pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 28)