Đạo đức kinhdoanh và trách nhiệm xã hội

Một phần của tài liệu Bàn về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững trong kinh doanh, thực trạng và giải pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 46)

Khái niệm “đạo đức kinh doanh” và “trách nhiệm xã hội” thƣờng hay bị sử dụng lẫn lộn. Trên thực tế, khái niệm trách nhiệm xã hội đƣợc nhiều ngƣời sử dụng nhƣ là một biểu hiện của đạo đức kinh doanh. Tuy nhiên, hai khái niệm này có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau:

 Nếu trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt đƣợc nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội thì đạo đức kinh doanh lại bao gồm những quy định và các tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi trong thế giới kinh doanh.

 Trách nhiệm xã hội đƣợc xem nhƣ một cam kết với xã hội trong khi đạo đức kinh doanh lại bao gồm các quy định rõ ràng về các phẩm chất đạo đức của tổ chức kinh doanh, mà chính những phẩm chất này sẽ chỉ đạo quá trình đƣa ra quyết định của những tổ chức ấy. Nếu đạo đức kinh doanh liên quan đến các nguyên tắc và quy định chỉ đạo những quyết định của cá nhân và tổ chức thì trách nhiệm xã hội quan tâm tới hậu quả của những quyết định của tổ chức tới xã hội. Nếu đạo đức kinh doanh thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên trong thì trách nhiệm xã hội thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên ngoài.

Tuy khác nhau nhƣng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đạo đức kinh doanh là sức mạnh trong trách nhiệm xã hội vì tính liêm chính và sự tuân thủ đạo đức của các tổ chức phải vƣợt xa cả sự tuân thủ các luật lệ và quy định. Có nhiều bằng chứng cho thấy trách nhiệm xã hội bao gồm đạo đức kinh doanh liên quan tới việc tăng lợi nhuận. Các vụ tranh cãi về các vấn đề đạo đức hoặc trách nhiệm đạo đức thƣờng đƣợc dàn xếp thông qua những hành động pháp lý dân sự.

Ví nhƣ Công ty Pennzoil đã phải chi trả 6,75 USD để dàn xếp vụ kiện về phân biệt chủng tộc, công ty này đã bị quy kết là đã trả lƣơng cho những nhân viên ngƣời da đen thấp hơn và cho họ ít cơ hội đựoc thăng tiến hơn so với những nhân viên da trắng. Với tƣ cách là một nhân tố không thể tách rời của hệ thống kinh tế - xã hội, doanh nghiệp luôn phải tìm cách hài hoà lợi ích của các bên liên đới và đòi hỏi, mong muốn của xã hội. Khó khăn trong các

quyết định quản lý không chỉ ở việc xác định các giá trị, lợi ích cần đƣợc tôn trọng, mà còn cân đối, hài hoà và chấp nhận hy sinh một phần lợi ích riêng hoặc lợi nhuận. Chính vì vậy, khi vận dụng đạo đức vào kinh doanh, cần có những quy tắc riêng, phƣơng pháp riêng là đạo đức kinh doanh, và các trách nhiệm ở phạm vi và mức độ rộng lớn hơn, trách nhiệm xã hội.

Thuật ngƣ̃ “Trách nhi ệm xã h ội của doanh ngh iệp” được xuất hi ện cách đây khoảng gần 50 năm khi H.R.Bowen, một chuyên gia nghiên cƣ́u tổ chƣ́c , đề cập đến trong cuốn sách “Social responsibilities of the Businessmen” vào năm 1953. Trong cuốn sách này , trách nhiệm xã h ội của doanh nghiệp được Bowen xác đi ̣nh là “ trách nhi ệm của chủ các doanh nghiệp không là m tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác; chủ doanh nghiệp phải có lòng từ thiện và bù đắp những thi ệt hại do doanh nghi ệp mình gây ra khi làm tổn hại cho xã hội...”. Tuy nhiên, thuật ngƣ̃ này cho đến nay được hiểu dưới nhiều khái niệm khác nhau:

Năm 1970, trong cuốn sách “Capitalism and Freedom”, nhà kinh tế học Milton Friedman đã viết: “có một và chỉ một trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đó là sử dụng nguồn tài nguyên của mình và tham gia vào hoạt động nhằm tăng lợi nhuận của mình miễn sao nó vẫn tuân theo các luật chơi, nghĩa là tham gia cạnh tranh công khai và tự do, không lừa gạt hay gian lận”. Theo cách nói này của Friedman, chúng ta xét thấy ý kiến này mới chỉ có tác dụng hiện hực hóa các quy tắc trong kinh doanh mà chƣa phát huy đƣợc lợi thế của chuẫn mực đạo đức kinh doanh vào trong doanh nghiệp. Đây chỉ chủ ý tới việc chạy đua lợi nhuận “nhằm tăng lợi nhuận đúng theo mối ràng buộc của các daonh nghiệp trên “thƣơng trƣờng không lừa gạt hay gian lận”. (Nguồn: Jame H. Donnelly/JameL.Gibson/JohnM. Ivancevich (2002), Quản trị học căn bản, NXB Thống kê, trang 74).

Có thể nói, khái niệm về trách nhiệm xã hội của Friedman mới chỉ nhìn ở một phạm vi hẹp đó là một doanh nghiệp, thấy đƣợc lợi ích trƣớc mắt mà bỏ qua lợi ích lâu dài, đó là “phát triển nhanh, mạnh và bền vững” giữa các doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài. Sau định nghĩa về trách nhiệm xã hội của Friedman thì xuất hiện hàng loạt các khái niệm trách nhiệm xã hội sau đó, mỗi khái niệm ở mỗi thời kì đã bƣớc đầu có sự hoàn chỉnh hơn về mặt nội dung. “Trách nhiệm xã hội hàm ý nâng cao hành vi của doanh nghiệp lên một mức phù hợp với các quy phạm, giá trị và kì vọng xã hội” (Prakash Sethi, 1975). Nhƣ̃ng người theo quan điểm này lập luận rằng doanh nghiệp không có trách nhiệm với xã hội bởi doanh nghiệp khi thƣ̣c hiện hoa ̣t động kinh doanh đã phải đóng thuế cho nhà nước và vì v ậy, doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm với cổ đông và người lao động của doanh nghiệp mà thôi.

Khái niệm khác “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, pháp luật, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất

nhƣ sau: “Một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội khi quyết định và hoạt động của nó nhằm tạo ra và cân bằng các lợi ích khác nhau của những cá nhân và tổ chức liên quan”. (Nguồn: Michel Capron & Fr. Quairel-Lanoizelée, Trách nhi ệm xã h ội của doanh nghi ệp, NXB Tri Thức, 2009; H.R. Bowen, Social Responsability of the Businessman, New York, 1953).

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility hay CSR), theo chuyên gia của Ngân hàng thế giới đƣợc hiểu là “Cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”. Các doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng cách đạt một chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ quy tắc ứng xử (Code of Conduct – COC). Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ mà một doanh nghiệp phải thực hiện đối với xã hội. Có trách nhiệm với xã hội là tăng đến mức tối đa các tác dụng tích cực và giảm tới tối thiểu các hậu quả tiêu cực đối với xã hội. (Nguồn: Mr. NiGel Twose- WB tại Washington DC. USA - Hội thảo quốc gia về Trách nhi ệm xã h ội của DN và khả năng cạnh tranh quốc gia, Hà Nội,12/2002).

Theo quan điểm của Uỷ ban Kinh tế Thế giới về Phát triển Bền vững phát biểu: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một cam kết kinh doanh nhằm cư xử đạo đức và đóng góp cho sự phát triển kinh tế cùng với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động và gia đình của họ cũng như chất lượng cuộc sống của cộng đồng và xã hội nói chung”. Doanh nghiệp mong muốn phát triển bền vững luôn phải tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trƣờng, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lƣơng công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên và phát triển cộng đồng.

Nguồn: http://www.vietfin.net/corporate-social-responsibility-csr-trach-nhiem-xa-hoi- cua-doanh-nghiep/

Ở Vi ệt Nam , đây là m ột khái ni ệm khá mới mẻ và trên thƣ̣c tế có không ít doanh nghiệp hiểu chưa thƣ̣c sƣ̣ đúng về khái ni ệm này, họ thƣờng hiểu trách nhi ệm xã h ội theo nghĩa “truyền thống”. Tƣ́c là doanh nghiệp thƣ̣c hiện trách nhiệm xã hội như là một hoa ̣t động tham gia “giải quyết các vấn đề xã h ội” mang tính nhân đa ̣o , tƣ̀ thiện. Với cách hiểu này , trách nhi ệm xã h ội của doanh nghi ệp không mang tính bắt bu ộc mà là doanh nghi ệp “tƣ̣ nguyện” thƣ̣c hiện. Trong quy chế và tiêu chí xét thưởng của Giải thưởng trách nhi ệm xã hội doanh nghiệp năm 2009, Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) giớ i ha ̣n trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ở hai lĩnh vƣ̣c lao đ ộng và môi trường, nhƣng cũng đặt thêm tiêu chí “hoạt động kinh doanh có hiệu quả kinh tế”. Nói cách khác, VCCI dùng khái niệm 3Pnhƣ

đa số các tổ chƣ́c và doanh nghi ệp khác trên thế giới , bao gồm ba lĩnh vực: con ngƣời (people), hành tinh (planet) và lợi nhuận (profit).

Nguồn: http://www.thesaigontimes.vn/Home/doanhnghiep/quantri/22450/

Nhiều lãnh đạo của doanh nghiệp cho rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tham gia vào các chương trình trợ giúp các đối tượng xã hội như hỗ trợ người tàn tật, trẻ em mồ côi, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt và thiên tai... Điều đó là đúng nhƣng hoàn toàn chƣa đủ, mặc dù các hoạt động xã hội là một phần quan trọng trong trách nhiệm của một công ty. Quan trọng hơn, một doanh nghiệp phải dự đoán đƣợc và đo lƣờng đƣợc những tác động về xã hội và môi trƣờng hoạt động của doanh nghiệp và phát triển những chính sách làm giảm bớt những tác động tiêu cực. Nếu doanh nghiệp sản xuất xe hơi, phải tính toán đƣợc ngay cả năng lƣợng mà cơ sở tiêu thụ và tìm cách cải thiện nó. Và là doanh nghiệp sản xuất giấy, phải xem chất thải ra bao nhiêu và tìm cách xử lý nó...

Theo quan điểm của chúng tôi , tƣ̀ nhƣ̃ng phân tích ở trên có thể khẳng đi ̣nh trách nhiệm xã hội củ a doanh nghi ệp thể hi ện trên các phương di ện sau: Đóng thuế đầy đủ ; Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho ngƣời lao đ ộng; Bình đẳng trong đối xử với ngƣời lao động; Thƣ̣c hiện tốt vấn đề vệ sinh, an toàn thƣ̣c phẩm; Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; Thƣ̣c hiện nghiêm túc vấn đề bảo v ệ môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên ; Tham gia vào các hoạt động tự thiện và trợ giúp xã hội. Theo đó “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, hợp tác cùng người lao động, gia đình họ, cộng đồng và xã hội nói chung để cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ sao cho vừa tốt cho doanh nghiệp vừa ích lợi cho phát triển”. Vì vậy ngày nay một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội liên quan đến mọi khía cạnh vận hành của một doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội bao gồm bốn khía cạnh:

  ĐĐảảmmbbảảoohhooạạttđđộộnnggccủủaaddooaannhhnngghhiiệệppkkhhôônnggggââyyttáácchhạạiimmôôiittrrưườờnnggssiinnhhtthhááii,,tthhểểhhiiệệnn s sựựtthhâânntthhiiệệnnvvớớiimmôôiittrrưườờnngg   QQuuaannttââmmđđếếnnnnggưườờiillaaoođđộộnngg,,ccảảvvậậttcchhấấttvvààttiinnhhtthhầầnn,,   PPhhảảiittôônnttrrọọnnggqquuyyềềnnbbììnnhhđđẳẳnnggggiiớớii,,kkhhôônnggđđưượợccpphhâânnbbiiệệttđđốốiixxửửttrroonnggttuuyyểểnnddụụnngg,, s sửửddụụnnggllaaoođđộộnnggvvààttrrảảllưươơnngg   SSảảnnpphhẩẩmmccóócchhấấttllưượợnnggttốốtt,,kkhhôônnggggââyyhhạạiissứứcckkhhỏỏeennggưườờiittiiêêuuddùùnngg   DDàànnhhmmộộttpphhầầnnllợợiinnhhuuậậnnđđóónnggggóóppcchhooccáácchhooạạttđđộộnnggttrrợợggiiúúppccộộnnggđđồồnngg

Một phần của tài liệu Bàn về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững trong kinh doanh, thực trạng và giải pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)