Thực hiện chính sách hỗ trợ tín dụng cho nông dân vay vốn để sản xuất

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hải Dương (Trang 106)

nông nghiệp.

Hiện tại, nông nghiệp là lĩnh vực đầu tư hiệu quả kinh tế không cao, nhưng đổi lại hiệu quả xã hội là rất lớn. Do đó, ngoài chính sách tín dụng hiện hành, tỉnh quan tâm cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ vay vốn cho nông dân. Một số biện pháp chủ yếu tỉnh nên quan tâm là:

+ Rà soát, loại bỏ những quy định về thủ tục hành chính rườm rà về vay vốn tín dụng, tạo điều kiều cho nông dân tiếp cận nguồn vốn một cách nhanh nhất, thuận tiện nhất.

+ Phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị - xã hội như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên liên kết, phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tổ chức tín dụng khác thành lập các tổ chức như: như Tổ phụ nữ vay vốn, Tổ nông dân vay vốn để tín chấp cho những hội viên là hộ nông dân có điều kiện sản xuất nhưng không có tài sản thế chấp được vay vốn. Việc làm này đạt được 2 mục đích là vừa thu hút quần chúng vào trong các tổ chức đoàn thể - chính trị của Đảng, vừa hỗ trợ được nông dân vay vốn, mở rộng sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, xoá đói, giảm nghèo. Hiện tại ở Hải Dương hình thức này phát triển mạnh, có hiệu quả tốt, tỉnh cần tiếp tục chỉ đạo các đoàn thể quan tâm phát triển mở rộng loại hình này.

+ Củng cố, phát triển các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở để huy động và cho vay khu vực nông thôn. Đến nay, Hải Dương có trên 70 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Loại hình này phù hợp với khu vực nông thôn, các quỹ tín dụng gần với nông dân nên dễ kiểm soát nguồn vốn vay cho sử dụng đúng mục đích, nông dân tiết kiệm được thời gian đi lại, tiếp cận nguồn vốn vay dễ hơn cũng cần khuyến khích mở rộng khi có đủ điều kiện.

+ Hàng năm trích ngân sách bổ sung vào Quỹ “hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn”. Quỹ hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn được dùng vào mục đích: hỗ trợ nông dân khi gặp rủi ro chung về thời tiết, khí hậu gây

thiệt hại cho nông nghiệp; hỗ trợ về sản xuất giống, giống mới; hỗ trợ phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng, tiêm phòng gia súc, gia cầm; hỗ trợ mua tư liệu sản xuất phục vụ phát triển nông nghiệp, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng trại chăn nuôi… Việc hỗ trợ được thực hiện thông qua triển khai các đề án, dự án phát triển sản xuất nông nghiệp.

+ Kéo dài thời hạn cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất nông nghiệp từ mức tối đa 3 năm như hiện nay lên ít nhất 5 năm. Vì đây là lĩnh vực đầu tư lợi nhuận thấp, khả năng thu hồi vốn chậm.

- Thực hiện chính sách ưu đãi về thuế cho phát triển nông nghiệp.

Tạo điều kiện về chính sách ưu đãi cao nhất về thu tiền sử dụng đất, thu thuế giá trị gia tăng, thu thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nhất là những dự án nông nghiệp công nghệ cao, dự án chế biến những nông sản thực phẩm do nông dân trong tỉnh sản xuất ra.

Rà soát, loại bỏ những lệ phí, những khoản đóng góp vô lý, mà có bài báo đã từng lên tiếng “một hạt thóc gánh 40 khoản phí” để nói về đóng góp của người nông dân; đồng thời nghiên cứu không thực hiện huy động ủng hộ hoặc miễn một số khoản đóng góp của người dân là nông dân như: quyên góp ủng hộ đồng bào bị lụt bão, ngày vì người nghèo … Mà Tỉnh lên dành khoản ngân sách làm quỹ để dùng vào những mục đích xã hội và vận động các nhà doanh nghiệp, những người hảo tâm, các đối tượng khá giả, khu vực thành thị ủng hộ. Vì chính nông dân là đối tượng đáng được giúp đỡ, và bản thân họ ủng hộ cũng không đáng kể, trong khi đó chi phí cho việc vận động nông dân có khi còn lớn hơn.

3.2.4.3. Thực hiện chính sách lao động việc làm theo hướng ưu tiên đối với nông nghiệp, nông thôn

ẩn khả năng lao động không có việc làm ở nông thôn gia tăng, bởi vì: Diện tích đất canh tác của tỉnh giảm xuống; quá trình CNH, HĐH nông nghiệp phát triển sẽ giảm bớt thời gian lao động trong sản xuất; quy mô dân số tiếp tục tăng. Sự phát triển công nghiệp, dịch vụ v.v... giải quyết một phần lao động nông thôn vào làm việc, nhưng số lượng lao động thu hút vào làm việc ở khu vực này ít hơn so với lượng cung về lao động nông thôn, khả năng dư thừa lao động ở nông thôn tăng lên là tuyệt đối.

Đồng thời, Hải Dương là tỉnh dân số trẻ, kết quả nghiên cứu dự báo lực lượng lao động ở tỉnh Hải Dương đến năm 2015 là 64,5% và năm 2020 ổn định ở 63%.

Do đó, để giải quyết vấn đề lao động, việc làm ở nông thôn, cần có một loạt chính sách mang tính tổng hợp, trong đó cần chú ý một số chính sách lớn sau:

- Dành vốn ngân sách để nâng cấp một số cơ sở dạy nghề của tỉnh, đồng thời thực hiện xã hội hoá các hình thức dạy nghề, truyền nghề để có thể hàng năm đào cho 3,2 vạn lao động trở lên, đưa tỷ lệ lao động được đào tạo nghề lên 55% vào năm 2015.

- Có chính sách đầu tư khôi phục, mở rộng các làng nghề truyền thống của tỉnh như trạm khắc gỗ Đông Giao (Cẩm Giàng), trạm khắc đá Kính Chủ, (Kinh Môn), Bánh gai (Ninh Giang)… Phát triển các ngành nghề mới thông qua việc đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn nhằm giải quyết việc làm tại chỗ cho nông dân với phương châm “ ly nông, bất ly hương”.

- Tăng cường công tác tổ chức giới thiệu việc làm và thông tin thị trường cho người lao động thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm của Sở Lao động, thương binh và xã hội, Tỉnh đoàn, Hội Phụ nữ…

- Chính sách xuất khẩu lao động, để đưa lao động Hải Dương lao động có thời hạn ở nước ngoài.

- Triển khai thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, đảm bảo mỗi gia đình chỉ có từ một đến 2 con.

3.2.4.4. Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển thị trường nông thôn

Sản xuất phải gắn với thị trường. Vai trò của thị trường có tác dụng thúc đẩy mở rộng sản xuất hàng hoá. Do đó, Tỉnh cần quan tâm đến chính sách khuyến khích thị trường nông thôn phát triển. Có thể thực hiện chính sách này thôngqua các việc làm sau:

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hải Dương (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)