Yêu cầu đối với nền nông nghiệp phát triển bền vững ở một địa phương

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hải Dương (Trang 25 - 28)

Nông nghiệp là ngành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Bất cứ địa phương nào trong chiến lược phát triển của mình cũng đều hết sức quan tâm tới chiến lược phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, để phát triển nông nghiệp bền vững, cần thực hiện các yêu cầu cơ bản sau:

Thứ nhất, cần xác định đúng mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Công nghiệp và nông nghiệp là hai ngành kinh tế xương cốt, là hai ngành kinh tế trực tiếp tạo ra của cải vật chất. Hải Dương đang phấn đấu đến 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, thì việc xác định đúng đắn mới quan hệ trong phát triển công nghiệp và nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng. Hiện nay việc phát triển ồ ạt các khu công nghiệp cũng đang đẩy một bộ phận dân cư bị mất đất sản xuất

nông nghiệp rơi vào tình trạng thiếu việc làm, đời sống khó khăn, làm nẩy sinh những vấn đề xã hội khó giải quyết.

Thứ hai, cần đầu tư thích đáng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. Khu vực nông nghiệp, nông thôn là khu vực kém phát triển nhất so với các khu vực khác về mọi mặt. Từ trước tới nay, do yêu cầu của quá trình tăng trưởng kinh tế hầu hết các tỉnh đều giành phần lớn các nguồn đầu tư cho phát triển công nghiệp và dịch vụ nếu có. Số vốn đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn còn rất hạn chế. Trong khi đây là ngành đòi hỏi vốn lớn, thời gian đầu tư lâu dài. Việc thiếu công bằng trong đầu tư phát triển đã làm cho nông nghiêp vốn lạc hậu lại càng trở lên lạc hậu hơn. Do vậy từ những bài học kinh nghiệm của các nước rút ra cho Hải Dương bài học: cần phải có cơ chế, chính sách đầu tư một cách hợp lý, hiệu quả cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, nhất là đầu tư cho kết cấu – hạ tầng xã hội phát triển nông nghiệp nông thôn.

Thứ ba, phát triển nông nghiệp, nông thôn phải gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường. Ngành nông nghiệp là ngành có liên quan trực tiếp tới các điều kiện tài nguyên môi trường. Cụ thể ở đây là quá trình sản xuất nông nghiệp có liên quan trực tiếp tới các yếu tố tài nguyên như đất, nước, rừng, thủy hải sản…Bên cạnh đó khu vực nông nghiệp, nông thôn là khu vực có trình độ dân trí thấp. Do trình độ khoa học – kỹ thuật còn lạc hậu, trình độ nhận thực của người sản xuất còn hạn chế nên trong quá trình sản xuất, các yếu tố đầu vào của sản xuất đã bị sử dụng một cách thiếu qui hoạch, thiếu tổ chức, không khoa học. Cụ thể ở đây đó là sự ô nhiễm của nguồn nước, sự suy thoái của đất nông nghiệp do lạm dụng hóa chất, diện tích rừng giảm do do chặt phá để lấy đất trồng cây công nghiệp, sự cạn kiệt của các nguồn thủy sản do khai thác quá mức với những phương tiện đánh bắt mang tính hủy diệt. Hậu quả của những vấn đề trên đang tác động trực tiếp ngay tới toàn bộ khu vực nông nghiệp, nông thôn: diện tích đât hoang hóa, môi trường ô

nhiễm..Chính vì vậy việc phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa quan trọng. Bảo vệ tài nguyên môi trường chính là bảo vệ sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.

Thứ tư, phát triển nông nghiệp bền vững phải gắn với phát triển nông thôn và thực hiện tốt chính sách xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của dân cư vùng nông thôn. Không chỉ có riêng Hải Dương mà hầu hết các tỉnh trong cả nước, khu vực nông nghiệp vẫn là khu vực phát triển chậm nhất, đời sống của cư dân nông thôn phần lớn vẫn ở tình trạng nghèo đói. Tuy nhiên để vượt qua cái vòng luẩn quẩn nghèo đói ở khu vực nông nghiệp là hết sức khó khăn. Đời sống khó khăn cùng với sự gia tăng của nghèo đói sẽ là sự gia tăng của hàng loạt các tệ nạn xã hội gây mất ổn định không chỉ ở khu vực nông nghiệp nông thôn mà nó tạo ra áp lực đè nặng lên nền kinh tế của tỉnh cũng như của cả nước. Để giải quyết được vần đề đó thì không còn con đường nào khác là phải tập trung các nguồn lực để vực dậy sự phát triển của khu vực nông nghiệp, nông thôn. Việc phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn phải nhằm thực hiện được mục đích cao nhất đó là xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của dân cư. Chỉ khi đó sự phát triển mới thật sự bền vững.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hải Dương (Trang 25 - 28)