Nhóm giải pháp về chính trị

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hải Dương (Trang 79 - 84)

. Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, phát triển thể dục thể thao,

Nguồn: Niªn gi¸m thèng kª tØnh H¶i D-¬ng

3.2.1. Nhóm giải pháp về chính trị

3.2.1.1. Xây dựng hệ thống chính trị ở nông thôn vững mạnh

Tất cả mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của các cấp, các ngành về nông nghiệp, nông thôn, nông dân đều thông qua hệ thống chính trị ở nông thôn là các xã, thị trấn để tổ chức thực hiện. HTCT ở nông thôn ví như cái “phễu”, mọi vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn đều thông qua đó để đến với dân. Nếu HTCT ở cơ sở yếu kém, ách tắc hoạt động, thì tất cả các vấn đề về chủ trương, chính sách liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn sẽ không thực hiện được. Do đó, cần phải quan tâm xây dựng HTCT vững mạnh. HTCT vững mạnh sẽ đảm bảo cho sự ổn định xã hội ở nông thôn, lãnh đạo xây dựng

nông nghiệp phát triển bền vững.

Để xây dựng HTCT vững mạnh đòi hỏi phải có hệ thống giải pháp tổng thể. Ở đây, xin đề cập đến một số vấn đề về HTCT trong phát triển nông nghiệp bền vững:

Thứ nhất, dành mọi ưu tiên để nâng cao trình độ toàn diện cho đội ngũ cán bộ cơ sở: (1) trình độ lý luận; (2) trình độ quản lý nhà nhà nước, quản lý kinh tế; (3) trình độ chuyên môn nghiệp vụ; (4) trình độ khoa học, kỹ thuật, những vấn đề về phát triển bền vững. Nhất là đội ngũ cán bộ chính quyền, cán bộ quản lý HTX, vì đây là lực lượng tổ chức triển khai thực hiện. Hiện nay, trình độ cho đội ngũ cán bộ cơ sở ở Hải Dương còn thấp, riêng đội ngũ chủ nhiệm HTX chỉ có 3,7% có trình độ cao đẳng, đại học, có tới 56,5% chưa qua đào tạo. Với thực lực như vậy, rất khó lãnh đạo đưa nông nghiệp phát triển bền vững.

Thứ hai, xây dựng ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân, lấy chăm lo quyền lợi của nhân dân, lợi ích phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương làm tiêu chí hành động. Kiên quyết đấu tranh chống mọi hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, sai phạm về đạo đức, lối sống …để củng cố lòng tin của nhân dân đối với HTCT.

Thứ ba, tăng cường giữ gìn sự đoàn kết, nhất trí trong nội bộ, chăm lo xây dựng tổ chức đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch vững mạnh. Nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền cơ sở, sự giám sát của Mặt trận và các đoàn thể quần chúng để hạn chế, tiến tới xoá bỏ phiền hà, nhũng nhiễu dân, thiếu công khai, minh bạch trong sử dụng công quỹ, sử dụng đất đai, gây khiếu kiện kéo dài, vượt cấp.

Thứ tư, kiên quyết đấu tranh với các phần tử có hành vi lợi dụng những vấn đề đòi hỏi lợi ích chưa được giải quyết, tổ chức, kích động, lôi kéo quần chúng chống lại chế độ, gây mất ổn định xã hội. Kịp thời xem xét giải quyết dứt điểm những kiến nghị, thắc mắc của dân, không để phát sinh thành điểm

nóng.

3.2.1.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và điều hành quản lý của chính quyền về phát triển nông nghiệp bền vững

Thực tiễn đã chứng minh vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý điều hành của Nhà nước là không thể thiếu trong phát triển kinh tế-xã hội.

Vấn đề phát triển nông nghiệp bền vững lại là vấn đề rất mới, phạm vi rộng, có tầm quan trọng đặc biệt, do đó cần có sự quan tâm hơn về sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước. Sự quan tâm này thể hiện trên các vấn đề sau :

- Đối với vai trò lãnh đạo của Đảng

Cần tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

+ Chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về vai trò và tầm quan trọng của phát triển nông nghiệp bền vững.

+ Cụ thể hoá các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp bền vững thành chương trình, kế hoạch để thực hiện,

+ Tổ chức thực hiện có chất lượng quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn.

+ Tổ chức công tác quản lý nhà nước về các hoạt động sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn, quản lý lao động, dân cư, thực hiện xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và đời sống người dân; phát triển các sự nghiệp văn hoá - xã hội chăm lo đời sống tinh thần cho nông dân; bảo đảm ổn định chính trị trên địa bàn.

- Đối với vai trò quản lý của Nhà nước:

Theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, cần tập trung thực hiện một số công việc sau:

+ Tiếp tục củng cố bộ máy quản lý nhà nước về nông nghiệp, nông thôn từ tỉnh đến cơ sở. Đặc biệt nâng cao năng lực quản lý của cấp xã.

+ Triển khai chỉ đạo của Trung ương, thành lập Ban nông nghiệp của cấp xã và có cán bộ chuyên trách về nông nghiệp và nông thôn.

+ Xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ kiến thức về phát triển bền vững cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước các cấp.

+ Xây dựng hệ thống thông tin thị trường và dự báo thị trường (cung, cầu) cho nông dân để họ lựa chọn phương án sản xuất phù hợp, hiệu quả.

3.2.1.3. Nâng cao nhận thức về xây dựng nông nghiệp phát triển vững cho toàn xã hội

Có thể thấy rằng, phát triển bền vững nói chung, nông nghiệp phát triển bền vững nói riêng là những vấn đề không chỉ với tỉnh Hải Dương mà cả Việt Nam và thế giới. Phạm trù phát triển bền vững rất rộng, toàn diện liên quan đến cả chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường. Nếu không nhận thức đúng đắn về vấn đề này thì trong xây dựng chính sách và trong tổ chức thực hiện rất dễ sai lầm. Do đó, cần đặc biệt coi trọng việc nâng cao nhận thức về phát triển bền vững nói chung và phát triển nông nghiệp bền vững nói riêng.

Trong việc nâng cao nhận thức về phát triển nông nghiệp bền vững cần tiến hành đồng thời cả chiều rộng và chiều sâu.

+ Chiều rộng là thông qua các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh tuyên truyền vị trí, vai trò và sự cần thiết phải phát triển bền vững, làm rõ những nội dung cơ bản về phát triển bền vững, chính trị bền vững, kinh tế bền vững, xã hội bền vững, môi trường bền vững, nông nghiệp bền vững…

+ Chiều sâu là đưa phát triển bền vững vào nội dung giảng dạy ở các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị các huyện, thành phố, Trường Chính trị tỉnh, các trường phổ thông, các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn do Tỉnh quản lý. Chú trọng đối tượng là cán bộ chủ chốt các cấp, nhất là

cán bộ đảng, chính quyền, các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hoạch định đường lối phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường .

Căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương, UBND tỉnh chủ trì, chỉ đạo mời nhà khoa học, các chuyên gia của Chính phủ và các bộ, ngành trung ương, phối hợp cùng với các sở, ngành chức năng của tỉnh xúc tiến xây dựng chương trình nghị sự phát triển bền vững phù hợp với tỉnh, trong đó có nội dung xây dựng nông nghiệp phát triển bền vững.

3.2.1.4. Đào tạo nguồn nhân lực cho cho phát triển nông nghiệp bền vững

Như đã phân tích ở trên, nguồn lực nhân lực nông nghiệp Hải Dương còn thấp, cơ cấu, trình độ ngành nghề chưa hợp lý và chất lượng đang suy giảm. Thực trạng này đang ảnh hưởng lớn đến phát triển nông nghiệp bền vững.

Ngoài việc phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn để tạo việc làm cho người lao động, giữ lao động có chất lượng ở lại nông thôn, thì vấn đề đào tạo nghề nông, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho nông nghiệp phải được coi là khâu “đột phá” trong thời kỳ tới. Với một lực lượng nông dân đông đảo trên 1 triệu người, để đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là việc làm lâu dài. Để thực hiện tốt việc này, xin đề xuất một số giải pháp sau:

- Tiếp tục ưu tiên nguồn vốn đầu tư từ ngân sách cho củng cố và mở rộng quy mô hoạt động của các tổ chức dạy nghề của tỉnh, đồng thời huy động mọi nguồn lực xã hội khác như: doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội và kêu gọi các tổ chức quốc tế…tham gia tổ chức dạy nghề cho nông dân, đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động dạy nghề, truyền nghề, phổ biến nghề

- Đa dạng hoá các hình thức dạy nghề. Mở rộng hình thức dạy nghề thông qua hệ thống khuyến nông; dạy nghề thông qua việc chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật, các điểm trình diễn hướng dẫn gieo cấy, chăm sóc

giống mới. Đặc biệt, phát huy vai trò của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

trong việc dạy nghề trực tuyến cho nông dân. Hiện nay, cơ bản hộ nhân dân trong tỉnh có ti vi, nên việc dạy nghề thông qua phương tiện truyền thông này là rất phù hợp, cần nghiên cứu thí điểm để thực hiện .

+ Tỉnh nên có chính sách đặc biệt ưu đãi (đất, vốn, thuế, công nghệ…) cho những tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư mở trường dạy nghề cho nông dân.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hải Dương (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)