Những thiếu sót về chính sách và yếu kém về năng lực quản lý đang cản trở phát triển nông nghiệp bền vững

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hải Dương (Trang 70 - 72)

. Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, phát triển thể dục thể thao,

Nguồn: Niªn gi¸m thèng kª tØnh H¶i D-¬ng

2.3.9. Những thiếu sót về chính sách và yếu kém về năng lực quản lý đang cản trở phát triển nông nghiệp bền vững

đang cản trở phát triển nông nghiệp bền vững

Trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, năng lực lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp đã có sự trưởng thành nhanh chóng, từng bước đưa nền nông nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, CNH, HĐH…

Tuy nhiên, trong chính sách và chỉ đạo phát triển nông nghiệp còn có những thiếu sót sau đây:

- Ngân sách của tỉnh đầu tư cho nông nghiệp còn thấp, chưa tương xứng với vai trò, vị trí của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Bản thân năng lực nội tại của ngành còn yếu, ít hấp dẫn trong thu hút các nguồn lực đầu tư xã hội, đến nay chỉ có 0,3% dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn chiếm 0,02% đăng lý đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp. Trong khi đó nguồn vốn đầu tư của Nhà nước có hạn, nên càng thu hẹp không gian phát triển nông nghiệp.

Biểu đồ 2.8. Cơ cấu vốn đầu tƣ xã hội

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010.

- Công tác quy hoạch còn rất bất cập “việc quy hoạch nông nghiệp mới ở dạng định hướng ở cấp tỉnh, thiếu cụ thể hoá ở cấp huyện và nhất là cơ sở. Các định hướng thường thiếu yếu tố về thông tin thị trường, vốn, công nghệ, nhân lực và ít khi có sự điều chỉnh trước sự biến động các yếu tố trên nên định hướng còn mang tính hình thức, ít có ý nghĩa khi chỉ đạo thực hiện”[44, tr. 36]. Ví dụ chuyển dịch cây vải thiều ở Thanh Hà, huyện có đề án có mở rộng diện tích trồng vải, nhưng thiếu cơ sở gắn kết giữa sản xuất với thị trường, dẫn đến sản xuất dư thừa, sản lượng quả vải hàng hoá không có thị trường tiêu thụ, hiệu quả lại không bằng trồng lúa, nông dân lại đổ xô chặt cây vải thiều (trồng vải mất 7 năm mới cho thu hoạch) sang trồng cây khác.

- Trong chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thì chưa đồng bộ: phát triển công nghiệp chế biến không gắn với sản xuất và thị trường tiêu thụ (là tỉnh sản xuất nhiều vải thiều, nhưng không có doanh nghiệp chế biến sản phẩm này); chính sách vay vốn, ưu đãi đầu tư chưa thực sự hấp dẫn… nên quy mô còn nhỏ bé, chưa đáp ứng yêu cầu chế biến sản phẩm nông nghiệp.

27.1 26.8 25.6 24.3 23.043.6 43.7 44 43.9 44.7 45.3 43.6 43.7 44 43.9 44.7 45.3 29.3 29.5 30.5 30.5 31 31.7 25.5 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% N¨m 2005 N¨m 2006 N¨m 2007 N¨m 2008 N¨m 2009 N¨m 2010 N«ng, l©m, thuû s¶n C «ng nghiÖp, xdùng DÞch vô

- Công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, cơ sở còn nhiều sơ hở, yếu kém, nhất là khâu quản lý thị trường vật tư nông nghiệp, quản lý thị trường sản phẩm rau, quả, thực phẩm phục vụ đời sống… dẫn đến nhiều sản phẩm chất lượng kém; không đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường vẫn lưu thông, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống. Tình trạng vi phạm trong quản lý đất đai, sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích còn xảy ra.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hải Dương (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)