. Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, phát triển thể dục thể thao,
a. Hệ thống giống & bảo vệ
2.2.4. Từng bước xây dựng một nền nông nghiệp theo hướng phát triển sạch, môi trường tự nhiên được bảo vệ
sạch, môi trường tự nhiên được bảo vệ
Trong những năm qua, Hải Dương đã bước đầu quan tâm đến thực hiện các biện pháp tích cực trong phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với khôi phục, bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái, giảm thiểu rủi ro, tích cực góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.
- Về sử dụng và bảo vệ các nguồn lực tự nhiên, giảm thiểu và đi đến loại trừ ô nghiễm môi trường sống. Nhận thức và quán triệt đầy đủ các chính sách, pháp luật Nhà nước như : Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Bảo vệ đất đai, Luật Khoáng sản, Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước… liên quan đến sử dụng, bảo vệ, phát triển tài nguyên trong nông nghiệp. Hải Dương đã có sự chỉ đạo triển khai cụ thể để kết hợp giữa phát triển nông nghiệp với bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái.
Đến nay, Hải Dương đã cơ bản phủ xong đất trống, đồi núi trọc theo Chương trình 327 (Chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc của theo
Quyết định 327/CT ngày 15/9/1992 của Thủ tướng Chính phủ) và Chương trình 5 triệu ha rừng với trên 7400 ha rừng tập trung và 4200 vườn đồi cây ăn quả đã được trồng mới [44]. Hiện nay, Hải Dương đang tập trung vào việc nâng cấp rừng phòng hộ, vườn thực vật và chăm sóc, bảo vệ rừng hiện có; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác quản lý và bảo vệ rừng.
Bằng một loạt các biện pháp từ tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của người dân về nước sạch và vệ sinh môi trường đến đẩy mạnh xã hội hóa để khai thác nhiều nguồn vốn: đầu tư từ tài trợ ODA, vay của các tổ chức quốc tế đến vốn ngân sách và huy động sức dân… Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ở Hải Dương đạt kết quả bước đầu. Năm 2010, toàn tỉnh đã có 85,49% số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 58,7% chuồng, trại chăn nuôi hiện có hợp vệ sinh, 58 % số hộ có hố xí hợp vệ sinh [40].
Trong sản xuất nông nghiệp, ở một số nơi trong tỉnh, nông dân đã bắt đầu ứng dụng nhiều mô hình sản xuất sạch, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nhưng ít tác hại đến môi trường, tài nguyên như vùng trồng cà rốt của xã Đức Chính - Cẩm Giàng… Nông dân ở đây biết lợi dụng đất bãi, có nhiều phù sa, thuận lợi cho trồng cà rốt, và ý thức được giá trị của sản phẩm sạch, chăm sóc chủ yếu dùng sản phẩm phân vi sinh, phân chuồng đã qua xử lý... nên đã tạo sản phẩm cà rốt tương đối sạch.