Đặc điểm dân cư và các nguồn lực xã hội khác

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hải Dương (Trang 32 - 34)

Dân số trung bình tỉnh Hải Dương năm 2010 là 1.712,84 ngàn người (xem bảng 2.1), tỷ suất tăng dân số tự nhiên 9,48%o, thấp hơn nhiều so với mức bình quân của cả nước. Mật độ dân số bình quân toàn tỉnh là 1035 người/km2. Phân bổ chủ yếu ở nông thôn tỷ lệ khá cao (80,9%) với số dân là 1.385,693 ngìn người. Dân số thành thị tuy hàng năm có tăng, nhưng đến năm 2010 vẫn chiếm tỷ lệ thấp 19,1%. So với các tỉnh trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ tỷ trọng dân số thành thị của Hải Dương vẫn ở mức cao. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển, tốc độ đô thị hoá và thu hút người vào làm việc và tham gia các hoạt động phi nông nghiệp còn rất chậm.

Hiện nay, cơ cấu dân số của tỉnh còn đang rất trẻ (năm 2010, dân số trong độ tuổi lao động là 1.106,865 người chiếm 64% % tổng dân số) [41] đặt ra yêu cầu sử dụng tốt nguồn lao động bằng cách vừa cố gắng giữ gìn, phát triển các nghề truyền thống, vừa tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại với óc sáng tạo, năng lực cải tiến, hình thành thêm nhiều ngành nghề, tạo ra cục diện mới trong phân công và sắp xếp lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho mình và cho xã hội.

Với nguồn lao động dồi dào nhưng đa phần là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, năm 2010 mới đạt 41%, năng suất lao động chưa cao: Năm 2010 bình quân giá trị GDP thực tế trên một lao động chung toàn nền kinh tế là 17942 ngàn đồng/lao động, (bình quân cả nước khoảng 23260 ngàn đồng). Như vậy, năng suất lao động chung theo sơ bộ tính toán là tương đối thấp so với cả nước. Cơ hội kiếm việc làm có thu nhập cao và điều kiện nâng cao trình độ, kỹ thuật làm việc còn hạn chế, thể lực, trí lực cần cố gắng nhiều.

Lao động có việc làm và đang làm việc ở các ngành trong nền kinh tế quốc dân tăng khá song còn bất hợp lý. Số lao động làm việc tại các ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm tỉ lệ thấp, trong khi lao động thuộc các khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỉ trọng lớn. Sở dĩ có sự bất hợp lý này là do:

- Lao động trong nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn, khả năng thu hút lao động nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp còn nhiều khó khăn và hạn chế.

- Bản thân trong nông nghiệp, lao động có tay nghề, có kỹ thuật, được đào tạo, có khả năng tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất còn ít... nên năng suất lao động trong nông nghiệp thấp, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều bất cập trong khả năng tìm việc làm mới ở các lĩnh vực khác.

- Số lao động hàng năm tăng lên nhanh, trung bình khoảng 6 nghìn người/năm. Nếu cộng cả số lao động còn dôi dư và thiếu việc làm thì vấn đề giải quyết việc làm là bài toán khó của địa phương.

Từ những thực tiễn và các giả thiết nêu trên, dự báo dân số Hải Dương đến năm 2020 thể hiện trên bảng sau:

Bảng 2.1. Dự báo dân số và nguồn nhân lực

Đơn vị tính: nghìn người Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2009 Năm 2010 Dự kiến 2015 Dự kiến 2020 Dân số trung bình (1000 ng.) 1.694,7 1.706,8 1.712,8 1.850 1.915 - Tốc độ tăng dân số (%) 0,31 0,78 0, 5 0,5 0,5 + Dân số thành thị 278,9 323,7 327,14 555,00 804,3 - Tỷ lệ % so với tổng số 16,5 19 20 30 42 + Dân số nông thôn 1.415,7 1.444,2 1.385,69 1.295 1110,7

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hải Dương (Trang 32 - 34)