. Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, phát triển thể dục thể thao,
Nguồn: Niªn gi¸m thèng kª tØnh H¶i D-¬ng
2.3.4. Sản xuất nhỏ đối mặt với thị trường cạnh tranh rộng lớn
Nền kinh tế thị trường đã được hình thành và phát triển ở Việt Nam hơn 25 năm, nhưng lĩnh vực nông nghiệp của cả nước nói chung, Hải Dương nói riêng “tồn tại lớn nhất của sản xuất nông nghiệp tỉnh vẫn là nền sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, manh mún” [44, tr.33] đang phải cạnh tranh với thị trường đã
472 466 464 455 452 449 300 325 350 375 400 425 450 475 500 525 S ản lượ ng 2005 2006 2007 2008 2009 2010 n¨m kg
được phát triển trong cả nước và thế giới. Mâu thuẫn giữa sản xuất nhỏ với thị trường cạnh tranh rộng lớn đang là nhân tố cản trở sự phát triển của nông nghiệp theo hướng bền vững.
Mặc dù, tỉnh đã triển khai đề án dồn ô, đổi thửa; khuyến khích phát triển kinh tế trang trại để đẩy nhanh sự tích tụ và tập trung tư liệu sản xuất vào những người có khả năng, nhưng quy mô kinh tế hộ vẫn rất nhỏ bé, phân tán, manh mún (chưa có hộ nông dân nào tích tụ ruộng đất vượt quá quy mô 1ha). Hiện nay, bình quân ruộng đất mỗi hộ 3,76 thửa, diện tích mỗi thửa 537 m2. Điều này tiếp tục là cản trở lớn trong việc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Do đó, sản xuất nông nghiệp ở Hải Dương chủ yếu vẫn ở trình độ thủ công, năng suất thấp, giá thành sản phẩm cao, chất lượng không đồng đều, khó cho việc thu mua, chế biến và xuất khẩu, sức cạnh tranh trên thị trường yếu.
Hơn nữa, do quy mô sản xuất nhỏ, thực lực kinh tế mỏng manh, nên các hộ nông dân không đủ sức phòng chống mọi sự rủi ro của thị trường. Sản xuất phân tán nên cũng không kịp thời xử lý với những thông tin thị trường, mà thường phản ứng thụ động theo thị trường để điểu chỉnh giá, dẫn đến tình trạng sản phẩm có lúc ế thừa chất đống, có lúc lại không có bán, khó bán lại khó mua, nông dân khó đối phó, chỉ biết sản xuất cầm chừng, hoặc lại chuyển đổi cơ cấu theo lợi ích trước mắt thấy được, chứ không nhìn xa hơn. Điển hình như trồng vải thiểu, những năm 2000-2001 giá lên tới 15.000 đồng - 20.000 đồng/kg, lợi nhuận từ trồng vải thiều lúc đó cao gấp 7-8 trồng lúa, xuất hiện phòng trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cả đất trồng lúa sang trồng cây vải. Diện tích cây vải tăng rất nhanh, từ 8.142 ha (năm 2000) lên 14.219 ha (năm 2002) [14, tr.111], diện tích tăng gấp 1,74 lần trong 2 năm. Nhưng đến mùa giá vải thiều năm 2010, giá chỉ còn 1.500 - 2.000 đồng/kg, hiệu quả thấp hơn so với trồng lúa, lại xuất hiện tình trạng chặt cây vải thiều sang trồng quất cảnh…
nhưng phần lớn các HTX quy mô còn nhỏ, năng lực nội tại của các HTX còn yếu kém cả về tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ và quy mô hoạt động, ít khả năng mở rộng, năng lực cạnh tranh còn yếu “các HTX dịch vụ nông nghiệp còn mang tính hình thức, hầu hết còn lúng túng trong việc lựa chọn phương án kinh doanh và cơ chế hạch toán phù hợp với yêu cầu của kinh tế hàng hoá” [44, tr. 34]. Đáng chú ý, rất ít HTX thực hiện được dịch vụ việc bao tiêu sản phẩm cho hộ nông dân. . Các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh quy mô nhỏ bé“công nghiệp chế biến nông sản - thực phẩm chậm phát triển, việc đầu tư vào công nghiệp chế biến còn hạn chế, mới giới hạn ở một số lĩnh vực nhất định như chế biến sản xuất gia vị, bánh kẹo, thịt cấp đông, rau quả hộp (hộp, muối), lượng được chế biến chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số nông sản hàng hoá sản xuất ra” [44, tr.34].
Sự bấp bênh, không ổn định trong sản xuất của kinh tế hộ, sự liên kết giữa kinh tế hộ, kinh tế HTX và doanh nghiệp trong giải quyết đầu ra cho hộ nông dân yếu, làm cho sản xuất càng nhỏ lẻ trong điều kiện kinh tế thị trường, ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.