Quan điểm của Đảng về phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hải Dương (Trang 74 - 75)

. Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, phát triển thể dục thể thao,

Nguồn: Niªn gi¸m thèng kª tØnh H¶i D-¬ng

3.1.1. Quan điểm của Đảng về phát triển nông nghiệp

Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX), về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nước ta thời kỳ 2001-2010 đã nêu những yêu cầu có tính nguyên tắc trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, đòi hỏi quá trình đó phải thiết lập và giải quyết mối quan hệ giữa CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn với yêu cầu ổn định xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng; phát huy nguồn lực và thị trường trong nước với tận dụng nguồn lực và thị trường nước ngoài; giữa các thành phần kinh tế, giữa các vùng, miền, dân tộc, dân cư.

Hội nghị lần thứ 7, BCH Trung ương Đảng (khoá X) cũng đã ban hành Nghị quyết về nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Nghị quyết đã đưa ra 4 quan điểm cơ bản về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nội dung những quan điểm này khẳng định sự nhất quán về vị trí chiến lược của nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Xác định nông nghiệp, nông thôn, nông dân luôn có vị trí quan trọng, chiến lược lâu dài, là cơ sở và lực lượng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Để thúc đẩy phát triển bền vững, cần vận dụng tốt mối quan hệ hữu cơ, gắn bó giữa 3 thành tố: nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Không thể phát triển nông nghiệp bền vững mà lại không đề cập đến nông thôn, nông dân và ngược lại. Sự gắn bó này thể hiện nông dân là “chủ thể” của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là “căn bản”; phát triển toàn diện, hiện đại hoá nông nghiệp

“then chốt”. Điều kiện và phương hướng giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải dựa trên cơ chế thị trường định hướng XHCN, trên cơ sở khai thác mọi tiềm năng, phát huy nội lực để phát triển và tranh thủ nguồn ngoại lực bên ngoài để phát triển.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hải Dương (Trang 74 - 75)