Quan điểm và định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ở Hải Dương

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hải Dương (Trang 75 - 77)

. Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, phát triển thể dục thể thao,

3.1.2Quan điểm và định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ở Hải Dương

Nguồn: Niªn gi¸m thèng kª tØnh H¶i D-¬ng

3.1.2Quan điểm và định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ở Hải Dương

Hải Dương vẫn là một tỉnh nông nghiệp. Trong những năm tới đây, dù hướng tới cơ bản thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2015, thì nông nghiệp vẫn giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, vì dân số nông thôn vẫn chiếm gần 70%. Nông nghiệp của tỉnh không chỉ cung cấp lương thực, mà còn cung cấp nguyên liệu phục vụ cho phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến; cung cấp nông sản xuất khẩu thu ngoại tệ và giải quyết việc làm cho người lao động. Nói về vai trò lâu dài của nông nghiệp, một nhà nghiên cứu Đài Loan đã khẳng định “vấn đề nông nghiệp, nông thôn bao gồm vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục cho nên nó vô cùng phức tạp. Trong tương lai, tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế sẽ ngày càng thu nhỏ, nhưng nó vẫn là lực lượng chủ yếu quyết định sự ổn định của nền kinh tế - xã hội và là yếu tố quan trọng để đảm bảo môi trường, cân bằng, sinh thái” [43, tr. 26]. Vì vậy, trong hiện tại cũng như lâu dài, không được phép coi nhẹ nhiệm vụ phát triển nông nghiệp. Trong phát triển nông nghiệp, thì phát triển bền vững là quan trọng hàng đầu, vì chỉ có phát triển bền vững thì mới đảm bảo được vai trò lâu dài của nông nghiệp trong sự phát triển ổn định của nền kinh tế.

Do đó, trên cơ sở các quan điểm của Đảng, trong phát triển nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020, tác giả luận văn xin nêu một số khía cạnh sau:

Thứ nhất, trong giai đoạn hiện nay, cần nhận thức phát triển nông nghiệp bền vững là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong phát triển nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung. Phát triển nông nghiệp bền

vững là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế- xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái.

Thứ hai, trong chính sách phát triển nông nghiệp của tỉnh, cần chú trọng kết hợp giải quyết đồng bộ bốn mặt của phát triển bền vững: ổn định chính trị, tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái và 3 mối quan hệ của yếu tố tam nông “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.

Sự phát triển bền vững của nông nghiệp trong tỉnh đòi hỏi cùng với nâng cao chất lượng, hiệu quả tăng trưởng của ngành nông nghiệp, cần phải phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, nâng cao thể chất nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, điều kiện ăn, ở, đi lại cho người nông dân; giải quyết tốt các vấn đề bức xúc trong nông thôn; thu hẹp khoảng cách giầu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa nông thôn và thành thị; bảo vệ môi trường sinh thái.

Thứ ba, định hướng phát triển nông nghiệp bền vững, phải dựa trên cơ sở cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN để phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng lĩnh vực, nhằm giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong tỉnh là chủ yếu, trước hết là lao động, đất đai; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất. Đồng thời, tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư bên ngoài, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, nông thôn đảm bảo cho sự phát triển nhanh, bền vững.

Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay đang vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, tỉnh không thể phát triển nông nghiệp bền vững dựa trên cơ sở sản xuất ra cái địa phương có, mà phải sản xuất ra cái xã hội cần. Do đó, trong định hướng phát triển nông nghiệp bền vững phải tuân

thủ cơ chế thị trường định hướng XHCN. Coi trọng phát triển lực lượng sản xuất, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng, địa phương và nhu cầu của thị trường để sản xuất hàng hoá với quy mô lớn, chất lượng, hiệu quả cao; bảo vệ môi trường phòng chống thiên tai.

Thứ tư, phát triển nông nghiệp bền vững đặt trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Hồng, cả nước và hội nhập kinh tế quốc tế, để xác định phương hướng phát triển cho phù hợp, vừa đảm bảo phát triển nông nghiệp một cách ổn định, lâu bền, vừa thực hiện được mục tiêu cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hải Dương (Trang 75 - 77)