THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG BỀN VỮNG Ở HẢI DƢƠNG

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hải Dương (Trang 28)

BỀN VỮNG Ở HẢI DƢƠNG

BỀN VỮNG Ở HẢI DƢƠNG

2.1.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên và xã hội

Hải Dương nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên 1655 km2, khí hậu ôn hoà, đồng ruộng phì nhiêu, sông ngòi đều khắp, rất thuận tiện cho phát triển nông nghiệp.

Trên địa bàn tỉnh có nhiều trục đường giao thông quốc gia quan trọng chạy qua với chất lượng tốt như đường 5, đường 18, đường 183, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với tỉnh ngoài. Phía Bắc tỉnh có hơn 20 km quốc lộ 18 chạy qua huyện Chí Linh, nối sân bay quốc tế Nội Bài ra biển qua cảng Cái Lân. Đường 188, nối đường 18 tới đường 5 từ Mạo Khê - Quảng Ninh qua Kinh Môn sang Kim Thành.

Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Kép - Bãi Cháy, Phả Lại - Chí Linh đi qua Hải Dương, là cầu nối giữa Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc ra các cảng biển Cái Lân, Hải Phòng.

Là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm ở vị trí giao thông phát triển, có nhiều hướng tác động mang tính liên vùng, Hải Dương có vai trò làm cầu nối Thủ đô Hà Nội với thành phố cảng Hải Phòng, thành phố du lịch Hạ Long, cung cấp sản phẩm hàng hoá quan trọng và là địa bàn tham gia quá trình trung chuyển hàng hoá giữa hệ thống cảng biển và các tỉnh, thành phố trong vùng, trong nước. Do vậy, Hải Dương nhiều cơ hội cho việc khai thác và phát triển những ngành hàng có lợi thế cạnh tranh để đi lên, trong đó có nông nghiệp - một trong thế mạnh của tỉnh, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với các thách thức trong cạnh tranh, khai thác

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hải Dương (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)