Lao động trong độ tuổi có khả

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hải Dương (Trang 34)

năng làm việc (1000người) 1.072,7 1.091,29 1.106,86 1.193,25 1.206,45

+ % lao động so với dân số 63,3 63,9 64,0 64,5 63,0

Nguồn: Báo cáo điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 - 2020.

2.2. Những thành công trong phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững ở Hải Dƣơng trong thời gian qua. vững ở Hải Dƣơng trong thời gian qua.

2.2.1. Ổn định chính trị

Cùng với cả nước và cũng như cả nước, trong những năm qua, tình hình chính trị ở Hải Dương có sự bình ổn vững chắc. Từ nông thôn đến đô thị, thành phố, mọi tầng lớp nhân dân, về cơ bản là thoải mái, mọi sinh hoạt đều bình thường, không có những biến động lớn. Các phong trào được Đảng, chính quyền, đoàn thể phát động đều được sự đồng tình hưởng ứng của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.

Sự ổn định về chính trị có nhiều nhân tố, trong đó phải kể đến vai trò của ngành nông nghiệp. Trong những năm qua, nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương về cơ bản là phát triển theo hướng bền vững. Chính nông nghiệp luôn được mùa tạo thế bình ổn cho hơn 70% cư dân của tỉnh sống ở vùng nông thôn rộng lớn.

Một biểu hiện hết sức sinh động là trong những năm qua, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các ngành công nghiệp, dịch vụ ở nước ta gặp nhiều khó khăn, nhiều cơ sở sản xuất đình đốn, hàng vạn công nhân có gốc ở Hải Dương ở khắp các thành phố bị đẩy ra khỏi các quá trình sản xuất công nghiệp. Chính trong tình hình như thế, nông thôn, nông nghiệp, nông dân lại là địa bàn cưu mang một cách yên lành tất cả con em của mình.

Nông nghiệp được mùa cũng góp phần tạo cho giá cả sinh hoạt toàn xã hội đỡ đi một phần lạm phát, góp phần bảo đảm cuộc sống cho nhân dân Hải Dương cũng như mọi miền đất nước.

Nông nghiệp phát triển toàn diện và theo hướng bền vững còn là nhân tố củng cố sự hoạt động hiệu quả của toàn hệ thống chính trị (HTCT).

Hệ thống chính trị là cấp lãnh đạo trực tiếp, có vai trò rất quan trọng ở cơ sở. HTCT khi được củng cố, tăng cường có yếu tố quan trọng phát triển bền vững, lại có tác động trở lại, trở thành nhân tố bảo đảm cho việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ về phát triển nông nghiệp, nông thôn một cách nghiêm túc. Nhận thức được điều này, trong xây dựng HTCT ở nông thôn luôn có 3 vấn đề tỉnh thường xuyên quan tâm: (1) xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ lãnh đạo cơ sở; (2) tăng cường củng cố tổ chức bộ máy của HTCT ở nông thôn cho phù hợp; (3) quan tâm đến chính sách với cán bộ cơ sở. Cho nên, HTCT ở nông thôn tỉnh Hải Dương khá vững mạnh. Hiện nay, số cơ sở Đảng đạt trong sạch chiếm 80% tổng số cơ sở đảng trong toàn tỉnh; số chính quyền cơ sở đạt vững mạnh 85%; số MTTQ đạt vững mạnh 82,88%; số Hội Nông dân đạt vững mạnh 84,4%; Hội Phụ nữ đạt vững mạnh 88%; Hội CCB

đạt vững mạnh 99,44%; Đoàn thanh niên đạt vững mạnh 70% [39].

2.2.2. Phát triển kinh tế ổn định và có hiệu quả

2.2.2.1. Phát triển khoa học công nghệ và cơ giới hoá trong sản xuất và chế biến nông phẩm hàng hóa.

Việc ứng dụng khoa học công nghệ được xác định là một ưu tiên hàng đầu trong phát triển LLSX nông nghiệp theo hướng bền vững ở Hải Dương. Trong chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá giai đoạn 2006-2010, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã xác định “Đẩy mạnh việc ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học, đưa các giống cây con có năng xuất, chất lượng cao vào sản xuất. Bố trí cơ cấu mùa vụ hợp lý để mở rộng khả năng tăng vụ và khai thác hết tiềm năng, năng suất cây trồng” [10, tr.14].

Từ định hướng đó, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã có sự quan tâm hơn về đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất. Trong tổng kinh phí đầu tư cho nghiên cứu các đề tài khoa học - công nghệ trên 73 tỷ đồng của giai đoạn 1997-2007, thì lĩnh vực nông nghiệp – phát triển nông thôn chiếm 22,51% với 48 nhiệm vụ khoa học công nghệ gồm: 1 chương trình, 25 dự án và 22 đề tài [6]. Kết quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn tương đối tốt, nhiều kết quả nghiên cứu đã được nhân rộng trong sản xuất, góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Tính riêng trong 5 năm thực hiện chương trình “phát triển nông nghiệp Hải Dương theo hướng sản xuất hàng hoá giai đoạn 2006-2010”, các cơ quan nghiên cứu khoa học, các chuyên gia và cán bộ kỹ thuật của trung ương và của tỉnh đã triển khai 27 đề tài, dự án, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và kinh tế vào lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn góp phần quan trọng vào nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản xuất cho nhiều nông sản hàng hoá. Cụ thể:

Trong trồng trọt, là việc nghiên cứu phát triển giống lúa lai (một giống lúa có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao) vào sản xuất. Đã đưa diện tích trồng lúa lai của tỉnh đã tương đối ổn định trung bình ở mức 127- 128 nghìn ha. Một trong những thành công trong lĩnh vực ứng dụng khoa học công nghệ trên lĩnh vực trồng trọt là tỉnh xây dựng thành công mô hình vùng giống lúa nhân dân để rút kinh nghiệm, đề xuất biện pháp về tổ chức quản lý, cơ chế chính sách mở rộng vùng giồng lúa nhân dân có hiệu quả. Các thành tựu KHCN góp phần cho sản xuất nông nhiệp tăng trưởng ổn định.

Trong chăn nuôi, đã triển khai áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật phục vụ chương trình nạc hoá đàn lợn, Sind hoá đàn bò của tỉnh, góp phần đưa bò lai Sind chiếm gần 70% tổng đàn bò của tỉnh; lợn thịt có 50% máu ngoại chiếm 79,98% đàn lợn của tỉnh, số hộ nuôi lợn theo quy mô công nghiệp chiếm 24 - 25% tổng số hộ chăn nuôi lợn hiện nay. Các hộ gia đình chăn nuôi quy mô công nghiệp và các chủ trang trại đã trang bị máy móc vào các khâu sản xuất như máy ấp trứng, máy thái rau, thiết bị thông gió, cấp nước uống, vệ sinh chuồng trại, máy bơm nước cho ao đáp ứng nhu cầu sản xuất một cách nhanh chóng, kịp thời vụ, tăng hiệu quả sản xuất thâm canh, tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Nhiều giống gia cầm mới có hiệu quả kinh tế cao, được áp dụng vào chăn nuôi... Hải Dương cũng đã nghiên cứu nuôi thử đạt kết quả và đưa vào áp dụng rộng trong sản xuất, nhiều loài thuỷ sản nước ngọt lớn nhanh, có năng suất và hiệu quả kinh tế cao gấp hàng chục lần giống cá truyền thống như: mè hoa, mè trắng, chim trắng nước ngọt, chép lai 3 máu, tôm càng xanh... Nhờ áp dụng KHCN, năm 2008 năng suất cá nuôi của tỉnh Hải Dương đạt 46 tạ/ha, đứng đầu khu vực đồng bằng sông Hồng. Hiện nay, tổng sản lượng cá nuôi ước thực hiện đạt 52.891 tấn, với tốc độ tăng bình quân đạt 20%/năm.

học trong việc sử dụng chế phẩm sinh học diệt trừ sâu hại thay thế thuốc hoá học độc hại để sản xuất vùng rau an toàn bắt đầu được thực hiện ở một số nơi trong tỉnh.

Việc cơ giới hoá nông nghiệp để giúp “ nối dài bàn tay” người nông dân, giảm chi phí lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng năng suất, hiệu quả được quan tâm. Sau mấy năm thực hiện cơ giới hoá nông nghiệp , nhiều khâu trong sản xuất nông nghiệp đạt tỷ lệ cơ giới hoá cao như: tỷ lệ làm đất bằng máy đã đạt 70%, trong đó diện tích lúa được làm đất bằng máy chiếm tỷ lệ 78,27%, tỷ lệ cơ giới hoá khâu tuốt lúa 95%, xay xát đạt 99%, vận tải nông thôn đạt 50% [44].

2.2.2.2. Phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp.

Nhân lực tức lực lượng lao động là nhân tố trung tâm của LLXS. Đối với nông nghiệp - một lĩnh vực sử dụng lao động sống nhiều nhất, do đó muốn phát triển nông nghiệp thì phải quan tâm phát triển nguồn nhân lực. Nhận thức rõ vấn đề này, hơn nữa Hải Dương là tỉnh có lực lượng lao động trẻ, dồi dào, nhưng tỷ lệ qua đào tạo ít, năng suất lao động thấp. Vì thế, vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được đưa vào là l trong 7 chương trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (2011 – 2015). Khái quát những nội dung chủ yếu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong mà tỉnh đang tập trung chỉ đạo là:

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hải Dương (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)