. Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, phát triển thể dục thể thao,
Nguồn: Niªn gi¸m thèng kª tØnh H¶i D-¬ng
3.1.3. Chương trình hành động của tỉnhHải Dương
Trong Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông thôn, nông dân, Tỉnh uỷ Hải Dương đã xác định mục tiêu tổng quát về nông nghiệp, nông dân, nông thôn từ nay đến nay 2015 và định hướng đến năm 2020:
“Không ngừng cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và kỹ năng sản xuất cho nông dân; tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững. Phát triển nền nông nghiệp hàng hoá, đa dạng, chất lượng, hiệu quả, có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, bảo đảm an ninh lương thực. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xác định rõ sản phẩm chủ yếu của tỉnh để quy hoạch thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung phù hợp với lợi thế của từng huyện, xã. Gắn công nghiệp chế biến với mở rộng thị trường, ưu tiên phát triển nhanh mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Từng bước xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hoá hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, xã hội
nông thôn ổn định, giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống; nâng cao dân trí, bảo vệ môi trướng sinh thái. Từ giai đoạn 2015 - 2020 xây dựng Hải Dương trở thành một tỉnh có nền kinh tế phát triển mạnh, đóng vai trò động lực vùng đồng bằng sông Hồng” [12, tr.3-4].
Từ mục tiêu tổng quát này, phương hướng để xây dựng nông nghiệp phát triển bền vững tỉnh Hải Dương giai đoạn tới cần tập trung vào 4 vấn đề: chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường:
- Về chính trị: Cùng với việc nâng cao năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở, vấn đề cốt lõi là đưa những nội dung, quan điểm và giải pháp về phát triển nông nghiệp bền vững vào các nghị quyết, chỉ thị và chương trình hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Tăng cường những cán bộ có phẩm chất chính trị và ảnh hưởng về chuyên môn phụ trách các lĩnh vực kinh tế nông nghiệp. Phát huy hiệu lực của toàn bộ hệ thống chính trị để làm tốt nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, coi đó là mặt trận hàng đầu hiện nay để công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên toàn địa bàn tỉnh. Xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể vững mạnh. Khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, thực hiện tốt các chương trình, mục tiêu đề ra.
- Về kinh tế: Đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp sinh thái, sản xuất hàng hoá, hiện đại, chất lượng, hiệu quả, bền vững theo cơ chế thị trường, có khả năng cạnh tranh cao và bảo đảm an ninh lương thực trong tỉnh và quốc gia. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng theo hướng xác định rõ những sản phẩm chủ yếu trong từng giai đoạn phát triển, để hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh, quy mô lớn phù hợp với lợi thế của từng vùng, từng điạ phương, chú trọng ưu tiên phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, cùng với đó là phát triển công nghiệp chế biến gắn với thị trường tiêu thụ để giải quyết đầu ra cho các sản phẩm của tỉnh.
- Về xã hội là quan tâm đến xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hoá, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, có cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, xã hội nông thôn ổn định, giữ gìn được bản sắc văn hoá địa phương. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện và kỹ năng sản xuất của họ được nâng lên.
- Về bảo vệ môi trường là ở từng kế hoạch, quy hoạch, chương trình, dự án và trong mỗi giai đoạn phát triển phải gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nền nông nghiệp hiện đại, xây dựng nông thôn mới với bảo vệ môi trường. Thường xuyên nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường trong mỗi tổ chức, cá nhân. Có chế tài để bảo đảm vấn đề môi trường được thực hiện trong cuộc sống.