Những tiềm năng có thể khai thác cho phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hải Dương (Trang 30 - 32)

Trong tổng diện tích 1655 km2, đất nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn, khoảng 63,15%; đất lâm nghiệp: 5,48% còn lại là các loại đất khác như: đất chuyên dùng: 17%; đất ở: 6,87%; đất chưa sử dụng: 7,47% . Đặc điểm này cho phép Hải Dương có thể chọn nông nghiệp là một trong hướng ưu tiên để phát triển.

Địa hình Hải Dương nghiêng và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Phía Đông của tỉnh có một số vùng trũng, thường bị ảnh hưởng của thuỷ triều và úng ngập vào mùa mưa. Toàn tỉnh Hải Dương được chia làm hai vùng chính. Vùng đồi núi chiếm khoảng 11% diện tích, nằm gọn ở phía Đông Bắc tỉnh, gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn. Vùng đồng bằng chiếm khoảng 89% diện tích đất tự nhiên bao gồm thành phố Hải Dương và các huyện còn lại có độ cao trung bình 3 - 4 m.

Vùng đồi núi không cao, chủ yếu là đồi, núi thấp, lúp xúp. Nhóm đất này nghèo dinh dưỡng, tầng mặt mỏng, nghèo mùn, độ phì thấp, không phù hợp với trồng cây lương thực, nhưng thích hợp trồng các loại cây lấy gỗ, cây ăn quả như vải thiều, dứa, cây công nghiệp như lạc, chè và xây dựng các cơ sở công nghiệp...

Vùng đồng bằng được bồi đắp chủ yếu là đất phù sa sông Thái Bình, thích hợp với nhiều loại cây trồng, tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp toàn diện và vững chắc với nhiều sản phẩm phong phú bao gồm cây lương thực như: lúa, ngô, khoai và cây rau mầu vụ đông cho năng suất cao. Trên một số diện tích đất thuộc các huyện Tứ Kỳ, Gia Lộc, Kinh Môn, Kim Thành ... đã trồng luân canh được 3 - 4 vụ/năm. Do vậy, có thể nâng hệ số quay vòng

đất của tỉnh từ 2,77 lần hiện nay lên 2,83 lần vào năm 2015 và 2,88 lần vào năm 2020 nhằm khai thác có hiệu quả nguồn đất đang sử dụng.

Về khí hậu, Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, được chia thành 4 mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm 24,30

C, lượng mưa trung bình hàng năm 1128mm, tập trung vào các tháng 5, 6, 7, 8, 9. Độ ẩm không khí trung bình cao từ 82%, các tháng có độ ẩm cao là tháng 3 và tháng 4 với độ ẩm trung bình từ 90 - 92%.

Nhìn chung, điều kiện khí hậu của tỉnh thuận lợi cho sự phát triển hệ sinh thái động thực vật cũng như các hoạt động sản xuất, dịch vụ và du lịch. Đặc biệt, điều kiện khí hậu vào mùa đông, rất thuận lợi cho việc phát triển cây rau màu thực phẩm, đặc biệt là khả năng trồng cây rau màu xuất khẩu.

Hệ thống sông ngòi ở Hải Dương dầy đặc, có tổng chiều dài hơn 2.500 km, với diện tích khoảng 10.994 ha, chiếm 6,6% diện tích tự nhiên của tỉnh. Bao gồm hệ thống sông lớn như sông Thái Bình, sông Luộc, sông Kinh Thầy, sông Lai Vu... hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải, An Kim Hải, có khả năng bồi đắp phù sa cho đồng ruộng, cung cấp nguồn nước cho nhu cầu sản xuất của các ngành, đồng thời cũng là những tuyến giao thông thuỷ, tạo điều kiện tốt cho lưu thông hàng hoá trong tỉnh cũng như giữa Hải Dương với các tỉnh khác trong vùng. Tuy nhiên, sông ngòi nhiều cũng gây khó khăn trong việc phòng chống lụt bão và ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống dân sinh.

Với một điều kiện tự nhiên như vậy, Hải Dương hoàn toàn có thể phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, vững chắc, bao gồm cây lương thực, cây thực phẩm, cây ăn quả, đặc biệt là trồng lúa và cây rau màu vụ đông.

Rừng của Hải Dương không nhiều chỉ chiếm khoảng 6% diện tích tự nhiên. Diện tích rừng tập trung ở 2 huyện Chí Linh, Kinh Môn với 1.540,3 ha rừng đặc dụng; 4.718,4 ha rừng phòng hộ và 4.371,3 ha rừng sản xuất... Rừng đặc dụng gắn với các di tích lịch sử - văn hoá lớn của đất nước như Côn Sơn-

Kiếp Bạc, An Phụ, nơi lưu giữ dấu tích các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá như : Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Trần Liễu, Chu Văn An ...

Tài nguyên rừng của Hải Dương vừa có ý nghĩa quan trọng đặc biệt về cảnh quan, du lịch và cân bằng môi trường sinh thái, vừa góp phần cho phát triển bền vững về môi trường.

Tài nguyên, khoáng sản của Hải Dương không nhiều, nhưng có một số loại có trữ lượng lớn, chất lượng tốt, giá trị kinh tế cao, là nguồn nguyên liệu để phát triển công nghiệp như đá vôi, cao lanh, sét chịu lửa... Ngoài ra, tỉnh còn có tiềm năng về than đá, than bùn, đất sét, bô xít, thuỷ ngân và nguồn nguyên liệu dồi dào cho phát triển công nghiệp xây dựng .

Ngoài ra, ở nhiều lòng sông trong tỉnh còn có khối lượng cát lớn, đang được khai thác cho nhu cầu xây dựng và san lấp.

Như vậy, tài nguyên, khoáng sản của Hải Dương có nhiều thế mạnh để phát triển công nghiệp xây dựng, cung cấp những vật liệu phục vụ cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật (điện, đường, trường, trạm, bê tông hoá kênh mương...) cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hải Dương (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)