Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội chưa phát triển đồng bộ cản trở việc xây dựng nông nghiệp bền vững

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hải Dương (Trang 57 - 58)

. Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, phát triển thể dục thể thao,

Nguồn: Niªn gi¸m thèng kª tØnh H¶i D-¬ng

2.3.2. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội chưa phát triển đồng bộ cản trở việc xây dựng nông nghiệp bền vững

việc xây dựng nông nghiệp bền vững

Có thể nhận thấy, thông qua các chương trình, đề án như: kiên cố hoá kênh mương, quản lý điện nông thôn, phát triển giao thông nông thôn, xã hội hoá các hoạt động y tế, giáo dục…kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nông nghiệp, nông thôn có những cải thiện đáng kể, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân và phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Tuy nhiên, so với yêu cầu còn nhiều vấn đề phải bàn.

Mặc dù hệ thống kênh mương đã được đầu tư nâng cấp, nhưng tính đến năm 2010, mới có 92% kênh mương cấp 1, cấp 2, cấp 3 được kiên cố hoá [1], Cơ giới hoá chưa đạt yêu cầu “tỷ lệ cơ giới hoá một số khâu còn thấp so với bình quân chung các tỉnh đồng bằng sông Hồng, nhất là ở các khâu: Thu hoạch, phòng trừ sâu bệnh, chế biến sau thu hoạch” [44, tr. 35].

Hệ thống lưới điện ở nông thôn do xã tự đầu tư từ những năm 90 của thế kỷ trước giao cho tổ điện hoặc HTX điện quản lý, đã xuống cấp, nhiều nơi chưa bàn giao cho ngành điện quản lý, nên mức tổn thất điện năng ở nông thôn cao tới 30 - 40%, gấp 10 lần khu vực thành thị, dẫn đến chi phí điện cho sản xuất nông nghiệp và cho sinh hoạt của dân cư nông thôn cao hơn nhiều so với các nơi khác.

Đường giao thông nông thôn có cải thiện, nhưng chất lượng vẫn còn chưa tốt, đặc biệt đường ra nơi sản xuất của hầu hết các xã vẫn là đường đất, gây khó khăn cho việc lưu thông sản phẩm nông sản ở nơi sản xuất (đồng ruộng) về.

Trạm y tế, trường học, nhà văn hoá cũng đã được chú trọng xây dựng kiên cố, nhưng cơ sở vật chất phục vụ cho nhu cầu khám, chữa bệnh, học tập, hưởng thụ văn hoá trong đó còn thiếu thốn, lạc hậu. Sự phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ đã góp phần làm tăng chi phí đầu vào, hạn

chế sự phát triển thể chất người lao động… tác động tiêu cực tới phát triển nông nghiệp bền vững.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hải Dương (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)