Giải quyết tốt các vấn đề xã hội nảy sinh trong khu vực nông nghiệp, nông thôn

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hải Dương (Trang 47 - 48)

. Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, phát triển thể dục thể thao,

a. Hệ thống giống & bảo vệ

2.2.3. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội nảy sinh trong khu vực nông nghiệp, nông thôn

gắn với xây dựng nông thôn mới”[35, tr. 43]. Trên cơ sở chỉ đạo của tỉnh, các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, có lợi thế cạnh tranh dần được hình thành như: vùng sản xuất vải thiều Thanh Hà, Chí Linh; gạo nếp cái hoa vàng đặc sản Kim Thành, Kinh Môn; nuôi thuỷ sản cá, ba ba ở Tứ kỳ, Cẩm Giàng, Ninh Giang, Kim Thành, cà rốt ở Cẩm Giàng, dưa hấu, rau ngắn ngày, củ đậu ở Kim Thành, Gia Lộc; hoa cảnh ở TP Hải Dương, huyện Gia Lộc…

Công tác tìm hiểu thị trường, xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản, sản phẩm chế biến từ nông sản được triển khai với nhiều hình thức như: tham gia hội chợ, thông qua các phương tiện truyền thông, các đoàn đi công tác tại nước ngoài… Hệ thống chợ nông thôn phát triển thúc đẩy giao lưu, buôn bán hàng hoá, đến nay toàn tỉnh đã có 150 chợ, phủ kín các trung tâm, thị trấn, thị tứ…

2.2.3. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội nảy sinh trong khu vực nông nghiệp, nông thôn nông thôn

Hải Dương là tỉnh nông nghiệp. Nông dân là lực lượng lao động nông nghiệp, địa bàn cư trú là nông thôn. Xây dựng tốt môi trường xã hội nông thôn chính là giải quyết nhu cầu “tinh thần”, một trong 2 nhu cầu cơ bản (vật chất, tinh thần) để đảm bảo tái sản xuất ra sức lao động cho nông nghiệp. Cho nên, cùng với chính sách đầu tư xây dựng nông thôn mới, nhiều chính sách xã hội đối với nông dân, nông thôn đã được triển khai như: chương trình xoá đói,

giảm nghèo; chính sách bảo hiểm y tế đối với người nghèo, xoá nhà tranh tre cho đối tượng chính sách (đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành xoá xong nhà tranh tre, vách đất cho hộ nghèo), trợ cấp xã hội... Nhiều phong trào xã hội lớn hướng về nông thôn: Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá; phong trào xây dựng làng, khu dân cư văn hoá, gia đình văn hoá... được thực hiện. Năm 2011 toàn tỉnh có 83,4% gia đình văn hoá, 57,1% làng, khu dân cư văn hoá, 81,1% số làng, khu dân cư tiên tiến.

Nhiều lễ hội văn hoá truyền thống lành mạnh của làng, xã được khôi phục, duy trì; cùng với đó là phong trào thể dục, thể thao, văn hoá, văn nghệ phát triển ở nhiều nơi, đi đôi với bài trừ các phong tục, thói quen, các hủ tục lạc hậu được quan tâm nhiều hơn… Các chủ trương, chính sách xã hội có tác dụng nhất định trong xây dựng môi trường nông thôn lành mạnh.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hải Dương (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)