Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển nông nghiệp bền vững

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hải Dương (Trang 103)

. Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, phát triển thể dục thể thao,

3.2.4.Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển nông nghiệp bền vững

Nguồn: Niªn gi¸m thèng kª tØnh H¶i D-¬ng

3.2.4.Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển nông nghiệp bền vững

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, những năm qua Hải Dương đã dành nhiều sự quan tâm để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, nhiều chính sách chưa đồng bộ dẫn tới phát triển thiếu bền vững. Để phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, cần chú ý một số chính sách sau đây.

3.2.4.1. Chính sách sử dụng và quản lý đất đai

- Trước hết là tỉnh tạo điều kiện thuận lợi để nông dân thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.

- Có chính sách khuyến khích quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất trong nông nghiệp.

Muốn phát triển nông nghiệp bền vững là phải sản xuất theo hướng tập trung, chuyên canh, quy mô lớn. Thực tế ruộng đất của Hải Dương hiện nay quá manh mún, rất khó có thể sản xuất lớn. Vì thế, cần có chính sách để quá trình tích tụ, tập trung ở Hải Dương được diễn ra thuận lợi, để nhiều hộ nông dân ở Hải Dương có quy mô sử dụng đất đai cho phát triển nông nghiệp từ 1 ha trở lên. Có thể thấy, quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất ở tỉnh diễn ra rất chậm. Nguyên nhân chủ yếu do là nguồn vốn của nông dân có hạn, trong khi chính sách thuê đất lại áp dụng chung cho tất cả các đối tượng (giá thuê đất cho mục đích nông nghiệp bằng giá thuê đất cho nhu cầu công nghiệp, dịch vụ). Do đó, người có nhu cầu thuê đất nông nghiệp để tích tụ, tập trung ruộng đất khó có thể thuê được vì mức giá quá cao, Tỉnh lại chưa có chính sách hỗ trợ quá trình này, cho nên đã hạn chế rất lớn tới quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất. Để đẩy nhanh quá trình này, Nhà nước nên có quy định về mức giá ưu đãi đối với thuê đất để sản xuất nông nghiệp. Trong lúc Nhà nước chưa có chính sách ưu đãi, tỉnh nên có chính sách hỗ trợ quá trình này như:

- Đối với thuê đất để trồng trọt, tỉnh hỗ trợ tiền thuê đất (ý kiến của ngành nông nghiệp là tỉnh hỗ trợ khoảng từ 20-30% tiền thuê đất), tiền xây dựng kết cấu hạ tầng khu sản xuất.

- Đối với phát triển khu chăn nuôi ngoài khu dân cư, tỉnh nên có chính sách hỗ trợ tiền đền bù đất đai và xây dựng kết cấu hạ tầng; các hộ nông dân bỏ vốn xây chuồng trại, mua sắm máy thiết bị máy móc, phương tiện con giống, thức ăn để tổ chức sản xuất...

Ngoài ra, Tỉnh cũng cần có chính sách khuyến khích hình thức thuê đất có thời hạn giữa các hộ nông dân để đẩy nhanh quá trình này. Cụ thể:

- Đơn giản hoá, minh bạch các thủ tục cho thuê, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất; thực hiện cơ chế đăng ký chuyển quyền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất thay cho cơ chế xin, cho.

- Thực hiện các biện pháp kinh tế và hành chính để quản lý, bảo vệ quỹ đất trồng lúa đã được phê duyệt ( 60.000 ha vào năm 2015 ), hạn chế tối đa việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác để đảm bảo an ninh lương thực trong tỉnh và cả nước. Thực hiện nghiêm quy định về việc thu hồi 1 ha đất nông nghiệp phải xin phép và do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

- Tiếp tục cụ thể hóa và thực hiện có hiệu quả nội dung Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X) về chủ trương đổi mới cơ chế thu hồi đất theo nguyên tắc không phân biệt mục đích đất đang sử dụng, thực hiện cơ chế phân phối lợi ích giữa người bị thu hồi đất, nhà đầu tư và Nhà nước hợp lý tuỳ theo sự đóng góp tăng thêm giá trị đất. Có cơ chế quy định để nông dân được góp vốn cổ phần vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất.

Thực tiễn ở Hải Dương và nhiều địa phương trong cả nước cho thấy 85% đơn từ khiếu kiện của nhân dân liên quan đến đất đai, mà nguyên nhân chủ yếu nông dân khiếu kiện cho là giá đền bù thấp, đây là “nguồn gốc” gây lên “ điểm nóng”, mất trật tự nông thôn, và nhìn sâu hơn, nếu chậm sửa đổi chính sách này sẽ ảnh hưởng đến khối đoàn kết liên minh công nông của Đảng, tăng thêm

những tiêu cực, tham nhũng, vi phạm pháp luật xoay quanh vấn đề đất đai.

3.2.4.2. Chính sách bảo đảm các nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp - Cơ cấu lại nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp:

Tỉnh cần cân đối các nguồn vốn, ưu tiên các nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn.

Tỉnh cần cân đối các nguồn ngân sách để ưu tiên đầu tư thoả đáng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X), giai đoạn 2011-2015 tăng gấp đôi giai đoạn 2006-2010 và tới năm 2020 cứ 5 năm sau, tăng gấp đôi 5 năm trước. Hướng đầu tư nên tập trung vào:

+ Hệ thống thuỷ lợi, các công trình phòng chống lụt bão… để tăng khả năng ứng phó với thiên nhiên. Cần nhận thức rằng, nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc thiên nhiên rất nhiều. Một trong những thiệt hại lớn thường gây ra với nông nghiệp là lụt, bão, úng (thiên nhiên). Do đó, trong điều kiện kinh phí có hạn, cần tập trung nguồn vốn cho các công trình thuỷ lợi là rất cần thiết để đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững.

+ Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến nông; chương trình hỗ trợ đổi

mới cơ cấu giống trong nông nghiệp; ưu tiên vốn cho nghiên cứu khoa học về giống cây, giống con với cơ chế: ký kết hợp đồng theo đơn đặt hàng giữa tỉnh với các cơ quan nghiên cứu khoa học về giống, sau đó tỉnh hỗ trợ tiền giống cho nông dân triển khai.

+ Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp như: hướng dẫn, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân, hỗ trợ dạy nghề và chuyển đổi nghề cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp; tập huấn quản lý cho đội ngũ cán bộ HTX…

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hải Dương (Trang 103)