Suy thoái tài nguyên đất, môi trường nông thôn đang bị ô nhiễm

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hải Dương (Trang 68 - 70)

. Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, phát triển thể dục thể thao,

2.3.8.Suy thoái tài nguyên đất, môi trường nông thôn đang bị ô nhiễm

Nguồn: Niªn gi¸m thèng kª tØnh H¶i D-¬ng

2.3.8.Suy thoái tài nguyên đất, môi trường nông thôn đang bị ô nhiễm

Trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH, bên cạnh mặt tích cực, thì “tình hình ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên đất trong tỉnh Hải Dương có chiều hướng gia tăng, dẫn đến việc đất đai bị thoái hoá, chất lượng giảm dần, môi trường đất bị ô nhiễm…” [27, tr.47]. Nguyên nhân đất bị suy thoái cũng đã được các cơ quan nghiên cứu làm rõ, tập trung chủ yếu vào các vấn đề sau:

- Dân số tăng, quá trình đô thị hoá tại các huyện, thành phố của tỉnh càng xảy ra mạnh mẽ đã gây áp lực đối với tài nguyên đất, dẫn đến quỹ đất ngày càng thu hẹp và ô nhiễm môi trường. Thành phố Hải Dương diện tích đô thị 3000 ha, nay lên gấp đôi 7000 ha, nhiều ao, hồ bị san lấp làm đô thị; ở nông thôn cũng xẩy ra tương tự. Tìm hiểu vấn đề này ở thị trấn Gia Lộc,chỉ trong vòng 5 năm (2002-2007), 40% ao hồ cả của tập thể và hộ gia đình bị bị san lấp làm nhà ở. Trong khi đó, nước thải sinh hoạt của dân không có lối thoát, tự thấm xuống đất hoặc thải trực tiếp ra nước ao hồ không qua xử lý. Ao hồ lại ngày càng thu hẹp diện tích và không được lưu thông cho nên hầu hết nguồn nước bị ô nhiễm.

- Ô nhiễm môi trường đất do chính các hoạt động nông nghiệp gây ra. Hệ số sử dụng đất tuy được khai thác và tận dụng cao hơn để đáp ứng nhu cầu sản xuất, phát triển mà không quan tâm nhiều đến sự hợp lý, bối dưỡng thích nghi của môi trường đất dẫn đến đất bị thoái hoá. Đặc biệt do việc lạm dụng sử dụng các chất hoá học trong nông nghiệp đã và đang là nguyên nhân làm giảm số lượng của nhiều loại vi khuẩn sinh vật có ích, giảm đa dạng sinh học.

đồng bằng của cả nước đang chuyển từ nền nông nghiệp dựa chủ yếu vào đất sang nền nông nghiệp thâm canh dựa vào sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Kết quả nghiên cứu của một số đề tài khoa học công nghệ cho thấy trong điều kiện nước ta, cứ bón 1 tấn phân khoáng sẽ cho bội thu từ 10-13 tấn thóc. Trên thực tế, tại nhiều địa phương nói chung và Hải Dương nói riêng cũng đã chứng minh hiệu quả của việc bổ sung phân bón đối với đất đai và tác dụng trước mắt của việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đối với cây trồng. Nhưng ngược lại, thực tế cũng cho thấy việc sử dụng nhiều phân hoá học và hoá chất bảo vệ thực vật là nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái, ô nhiễm chất lượng đất, làm tăng tính trơ của đất và tăng dư lượng chất bảo vệ thực vật trong đất. Theo tính toán, trung bình có khoảng 50% lượng thuốc trừ sâu được phun đã rơi xuống đất và lôi cuốn vào chu trình đất - cây trồng - vật nuôi - con người. Lượng bảo vệ thực vật tồn dư trong đất cũng gây hại đến vi sinh vật đất làm nhiệm vụ phân huỷ, chuyển các chất hữu cơ thành các chất đơn giản hơn cho dinh dưỡng cây trồng và một cách gián tiếp tác động tiêu cực đến cây trồng, làm suy giảm rất nhiều tính đa sinh dạng học trong hệ sinh thái nông nghiệp.

Theo điều tra của Trung tâm Nghiên cứu quan trắc và mô hình hoá môi trường (CEMM), huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) là nơi sử dụng phân bón khá cao so với bình quân cả nước, trung bình 204 kg phân khoáng và 1 tấn phân chuồng/ha đối với trồng lúa, trồng mầu còn cao hơn. Còn theo thống kê của ngành nông nghiệp, hàng năm nông dân Hải Dương sử dụng khoảng 4 vạn tấn urê, 2 vạn tấn lân, 2.000 tấn kali và 125 tấn thuốc trừ sâu nồng độ cao [27]. Dư lượng phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật đang hàng ngày, hàng giờ tác động làm suy giảm tài nguyên đất đai.

- Do ô nhiễm chất thải rắn, ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường nước do phát triển công nghiệp, dịch vụ, tập quán sinh hoạt thiếu ý thức môi trường

của nhiều người dân và do hệ thống thu gom chất thải rắn, thoát nước thải trong các khu vực trên địa bàn tỉnh còn kém hiệu quả đổ thải bừa bãi lên mặt đất hay nguồn nước sinh hoạt... gây ô nhiễm môi trường.

Hiện nay, hầu hết ở nông thôn, chưa có hệ thống thu gom chất thải rắn, túi nilon, túi đựng thuốc bảo vệ thực vật... Lượng chất thải thu gom ở các huyện rất thấp, ngay ở thành phố Hải Dương chỉ mới đạt 70 - 75% [27, tr.54]. Theo phản ánh của cộng đồng dân cư sống dọc bên bờ sông đầu cầu Phú Thái, nguồn nước của sông Kinh Thày đang có những thay đổi đáng lo ngại. Nước có mùi hắc, tanh từ mầu sắc đỏ hồng phù sa đã chuyển sang mầu xám đen. Chỉ tiêu PH vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần…

Từ đó có thể nhận xét, bên cạnh những thành tựu đạt được trong những năm qua, nhiều hoạt động nông nghiệp, kinh tế nông thôn không hợp lý đang ảnh hưởng xấu đến môi trường, tài nguyên Hải Dương.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hải Dương (Trang 68 - 70)