Khái quát chung về điều kiện tự nhiên và xã hộ

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hải Dương (Trang 28 - 30)

Hải Dương nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên 1655 km2, khí hậu ôn hoà, đồng ruộng phì nhiêu, sông ngòi đều khắp, rất thuận tiện cho phát triển nông nghiệp.

Trên địa bàn tỉnh có nhiều trục đường giao thông quốc gia quan trọng chạy qua với chất lượng tốt như đường 5, đường 18, đường 183, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với tỉnh ngoài. Phía Bắc tỉnh có hơn 20 km quốc lộ 18 chạy qua huyện Chí Linh, nối sân bay quốc tế Nội Bài ra biển qua cảng Cái Lân. Đường 188, nối đường 18 tới đường 5 từ Mạo Khê - Quảng Ninh qua Kinh Môn sang Kim Thành.

Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Kép - Bãi Cháy, Phả Lại - Chí Linh đi qua Hải Dương, là cầu nối giữa Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc ra các cảng biển Cái Lân, Hải Phòng.

Là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm ở vị trí giao thông phát triển, có nhiều hướng tác động mang tính liên vùng, Hải Dương có vai trò làm cầu nối Thủ đô Hà Nội với thành phố cảng Hải Phòng, thành phố du lịch Hạ Long, cung cấp sản phẩm hàng hoá quan trọng và là địa bàn tham gia quá trình trung chuyển hàng hoá giữa hệ thống cảng biển và các tỉnh, thành phố trong vùng, trong nước. Do vậy, Hải Dương nhiều cơ hội cho việc khai thác và phát triển những ngành hàng có lợi thế cạnh tranh để đi lên, trong đó có nông nghiệp - một trong thế mạnh của tỉnh, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với các thách thức trong cạnh tranh, khai thác

và phát triển các ngành hàng với các tỉnh xung quanh có cùng lợi thế. Trong triển vọng ấy, Hải Dương có nhiều khả năng trở thành một trong những nơi phát triển nền nông nghiệp bền vững phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong vùng và xuất khẩu nếu như xác định được hướng đi đúng trong nông nghiệp, nông thôn (xem biểu đồ 2.1).

Biểu đồ 2.1. Một số chỉ tiêu so sánh giữa tỉnhHải Dƣơng với vùng đồng bằng Sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

trong mối quan hệ với cả nƣớc

Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006- 2020.

Tuy nhiên, với 2,1 % dân số, tổng GDP của Hải Dương mới chỉ đạt 1,6% của cả nước và do vậy thu nhập bình quân đầu người của tỉnh thấp hơn mức trung bình của cả nước. Hải Dương hiện đứng thứ 5 trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cả về tổng GDP và GDP bình quân đầu người (sau Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh phúc). Điều này cũng thể

0 20 40 60 80 100 120 140

D©n sè GDP , gi¸ hµng ho¸ GDP /Ng-êi

2.1 1.6 92.7 92.7 21.9 22.5 111.4 16.3 18.8 136.7 H¶i D-¬ng Vïng §BSH Vïng KTT§BB

hiện vị thế hiện tại của tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển đối với một tỉnh đang ở vị trí cầu nối đối với các cực phát triển của cả nước.

2.1.2. Những tiềm năng có thể khai thác cho phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hải Dương (Trang 28 - 30)