Bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng

Một phần của tài liệu Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 2) (Trang 79)

1. Bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở trẻ em. Kể từ lúc thực hiện tiêm chủng mở rộng loại virút này cho trẻ em vào năm 1960 thì tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ mới có chiều hướng thuyên giảm rõ rệt, tính chu kỳ lây lan mất đi và độ tuổi nhiễm bệnh có xu hướng chuyển sang độ tuổi cao hơn.

Bệnh sởi do virút sởi gây ra; bệnh này có tính lây lan rất cao và thường dễ nhiễm bệnh vào mùa đông và mùa xuân. Virut sởi tiềm ẩn trong nước mắt, nước bọt và trong dịch tiết của đường hô hấp cho nên trẻ thường bị lây nhiễm qua các biểu hiện như ho, hắt xì hơi… Thời gian ủ bệnh của sởi là 10 ngày. Trong thời kỳ đầu phát bệnh thường có các triệu chứng như cảm cúm, sốt, chảy nước mũi, ho, sợ ánh sáng, nước mắt giàn giụa, nhiệt độ không giảm, đến ngày thứ 3 - 4 thì xuất hiện những vết chấm trắng nhỏ ở khu vực niêm mạc má hai bên khoang miệng, xung quanh có màu đỏ. Thông thường chúng ta dễ phát hiện thấy triệu chứng của sợi ở phần mặt, trên thân người, tứ chi và cuối cùng là ở lòng bàn tay, bàn chân. Sau khi mắc sởi, nhiệt độ cơ thể sẽ dần giảm xuống, triệu chứng toàn thân thuyên giảm và biến mất dần theo thời gian, trong vòng khoảng từ 3 - 4 ngày da sẽ bóc vảy, chỉ còn lại những sắc tố. Nếu bệnh tình tiến triển thuận lợi thì bệnh chỉ kéo dài trong khoảng thời gian nửa tháng. Nếu sởi xuất hiện không rõ ràng hoặc xuất hiện một phần rồi đột ngột biến mất, sắc mặt nhợt nhạt, tứ chi lạnh cóng; sởi xuất hiện toàn thân nhưng vẫn sốt cao, ho, khó thở hoặc khản giọng, khó thở, co giật cần phải kịp thời đưa bé tới bệnh viện. Khi mắc sởi thường là không có thuốc chữa trị đặc hiệu mà chủ yếu là do chăm sóc mới có thể

Một phần của tài liệu Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 2) (Trang 79)